Ký ức đau thương của những đứa con nạn nhân vụ khủng bố 11/9
- Thứ hai - 12/09/2016 19:30
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Sau 15 năm kể từ ngày định mệnh đó, những “đứa con 11/9” giờ đây đã trưởng thành và theo đuổi những giấc mơ của mình từ sự mất mát đau thương mà họ đã phải trải qua trong suốt những năm tháng trăn trở.
“Mọi thứ như một vòng tuần hoàn”
Cô Lindsay Weinberg, một “đứa con 11/9” giờ đã trở thành nhân viên đội tìm kiếm và thông báo cho những gia đình khi người thân của họ qua đời, thậm chí là trong các vụ bạo lực. Đây là một công việc đặc biệt và cô sẵn sàng để thực hiện.
Khi biến cố xảy ra, cô là một cô bé 12 tuổi, văn phòng giám định y tế thành phố New York thông báo rằng đã xác định được xác cha cô và sẽ tiến hành gửi lại cho gia đình để an táng.
Lindsay Weinberg vào thời điểm hiện tại và kế toán viên, ông Steven Weinberg, là cha của cô trước biến cố 11/9 xảy ra.
Sau đó, cô cảm nhận được ý nghĩa của công việc, công việc này khiến cô trở nên đồng cảm hơn với những người chung số phận. Cô quyết định làm nghề này và hiện giờ cô là nhân viên của văn phòng giám định y tế New York, nơi cô đã nhờ đến sự trợ giúp vào 15 năm trước.
Cô Lindsay bên người cha của mình lúc còn là một đứa trẻ.
Không đầu hàng trước số phận, cô Lindsay quyết tâm đi theo con đường học vấn và nhận được bằng thạc sĩ tại chính nơi cô nhận được tin dữ của gia đình mình. Cô cho biết rằng: “Công việc của tôi không chỉ là một việc làm, tôi thấy nó như vòng tuần hoàn vậy, tôi nhận được trợ giúp và giờ đây tôi sẽ đi giúp đỡ người khác”.
"Tôi chọn đấu vật – điều mà cha con tôi chia sẻ với nhau nhiều nhất"
Năm 2014, cô gái Thera Trinidad tự tin bước lên võ đài ở Madison Square Garden. Đó là lần đầu tiên cô tham gia một trận đấu vật chuyên nghiệp kể từ khi hai cha con đứng cùng nhau trên sàn đấu.
Cô bé Thera ngày nào giờ đã là một nữ đô vật.
Năm lên 10 tuổi, cô gái nhỏ đã phải chứng kiến cuộc gọi cuối cùng giữa cha mẹ mình. Cha cô nói lời vĩnh biệt đầy tuyệt vọng từ khu phía bắc của Tòa tháp đôi, nơi cha cô là một nhà phân tích viễn thông đang sắp giã từ cuộc đời.
Thera Trinidad lúc nhỏ cùng cha của mình.
Cha cô là một cựu đô vật tại trường trung học và luôn dẫn cô con gái theo mỗi khi ông tập luyện. Giờ đây cô quyết định theo đuổi con đường đô vật, điều khiến cha cô chắc hẳn sẽ phải rất tự hào nếu ông còn sống. Cô không muốn lấy tên tuổi của cha làm bệ phóng, nên quyết định dùng tên Rostia cho nghiệp đấu vật của mình.
Câu chuyện của cô đã được Tạp chí Pro Wrestling chia sẻ và cô trở thành một nhà đô vật truyền cảm hứng cho mọi người. Mỗi khi bước lên sàn đấu, cô luôn suy nghĩ rằng: ”Trận đấu này là dành cho cha!”.
“Tôi thấy rằng các bữa ăn đã đem mọi người đến gần nhau hơn”
Cô gái Anjunelly Jean-Pierre đã từng có những ước mơ như nhập ngũ, thành luật sư hay bác sĩ. Nhưng giờ đây cô đã chuyển sang một hướng khác khi mẹ cô tử vong tại một quán cà phê ở Tòa tháp đôi.
Anjunelly Jean-Pierre (hình trái) và chị gái của mình.
Trong suốt nhiều năm sau đó, cô gái Anjunelly luôn mang trạng thái buồn và chán nản, cô không có định hướng gì cho tương lai. Nhưng khi nghĩ về người mẹ, mẹ cô thường nấu các món ăn cho bạn bè và gia đình, cô quyết định đi theo con đường ẩm thực, cô chia sẻ rằng: “Tôi thấy rằng các bữa ăn đem mọi người đến gần nhau hơn”.
Mẹ của Anjunelly trong một lễ kỷ niệm ngày cưới năm 1999.
Anjunelly giờ là một thành viên ban quản lý các phòng ăn cho các thành viên thuộc Quốc hội Hoa Kỳ.
“Nó luôn trên da tôi, tôi không thể quên về nó”
Cô Ryan McGowan xăm một hình xăm va ký tự "IX.XI" ở sau gáy của mình, nó có nghĩa là chữ số 9.11, ngày diễn ra biến cố.
Khi sự kiện xảy ra, Ryan được 5 tuổi và người em gái của cô là Casey lên 4 tuổi. Mẹ của hai chị em là một nhà điều hành đầu tư tại Tòa tháp đôi đã vĩnh viễn không trở về nhà với hai chị em. Người chị Ryan giờ trở thành người mẹ cho em gái mình, khi chăm sóc em gái, cô nghĩ về mẹ như là một "thiên thần tuyệt vời".
Hình xăm 9.11 của Ryan ở sau gáy tóc của cô.
Cô Ryan giờ là một sinh viên theo chuyên ngành tiếp thị tại Đại học Boston. Em gái Casey của cô đang theo học ngành truyền thông.
Hai chị em chụp hình cùng mẹ vào thuở nhỏ.
Dù đã 15 năm trôi qua, nhưng thi thể mẹ cô vẫn mất tích cùng tòa tháp. Mỗi khi nhớ về mẹ, cô thường ra một khu vườn ở công viên của trường, nơi ghi tên những phụ huynh của các học sinh đã thiệt mạng trong ngày 11/9.
“Tôi muốn chơi bóng trên danh dự của cha mình”
Chàng cầu thủ bóng rổ Ronald Milam Jr chọn số 33 làm số áo của mình khi thi đấu, anh ko chia sẻ với ai, nhưng bạn bè đều biết rằng đó chính là số tuổi của cha anh khi thiệt mạng sau vụ tấn công ngày 11/9 vào Lầu Năm Góc.
Ronald Milam Jr (hình trái) và người cha quá cố của mình.
Ronald chưa từng gặp cha mình dù chỉ một lần, cha của anh qua đời khi anh còn trong bụng mẹ. Mẹ anh cũng có mặt tại hiện trường ngày đó, nhưng may mắn được thoát nạn, bà là một đại úy không quân đang làm việc tại Lầu Năm Góc.
Ronald là một trong 100 đứa trẻ được sinh ra bởi những nạn nhân của vụ 11/9. Anh sở hữu ngoại hình và tính cách giống cha mình. Anh chọn con số 33 khi chơi bóng để luôn nhớ về cha, và chơi bằng danh dự của người cha quá cố của mình.
“Tôi có thể đồng cảm với những người khó khăn”
Sau khi nghe những người tị nạn kể về sự mất mát của họ trong những cuộc xung đột, cô gái Sonia Shah cảm thấy đồng cảm và chia sẻ với họ về sự mất mát của mình trong biến cố 11/9.
Sonia Shah vào thời điểm hiện tại.
Khi cha cô qua đời trong thảm họa, cô chỉ là một bé gái 7 tuổi. Giờ đây, cô đã là sinh viên ưu tú của Đại học Baylor. Hè vừa rồi, cô đã tham gia những hoạt động tình nguyện để hỗ trợ những người tị nạn ở Hy Lạp.
Gia đình trước đây của Shah.
Chính sự ra đi đột ngột của cha, cô Sonia được truyền cảm hứng về những công việc giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn. “Bởi vì tôi đã phải đối mặt với sự mất mát đau thương từ khi còn rất nhỏ, nên tôi dễ dàng chia sẻ và đồng cảm với những người gặp khó khăn khác”.