Chàng trai Việt “phủ sách nông thôn” được UNESCO vinh danh
- Thứ năm - 08/09/2016 12:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam là một trong hai dự án giành giải Xóa mù chữ King Sejong của UNESCO.
Chương trình Sách hóa Nông thôn Việt Nam thuộc Trung tâm Tri thức và Phát triển cộng đồng. Hiện nay, chương trình có 9.000 tủ sách, phục vụ 400.000 người đọc tại 26 tỉnh thành trên cả nước.
Và mới đây, chương trình trở thành một trong hai dự án giành giải Xóa mù chữ King Sejong của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO. Giải thưởng có từ năm 1989 và năm nay sẽ được trao tại thủ đô Paris (Pháp) vào ngày 8/9 sắp tới. Kèm theo giải thưởng là một phần tiền trị giá 20.000 đô la Mỹ (khoảng 450 triệu đồng).
Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực không mệt mỏi trong suốt 19 năm qua của anh Nguyễn Quang Thạch. Mục tiêu chính mà chương trình hướng tới là giải quyết tình trạng thiếu sách kéo dài ở nông thôn, đồng thời góp phần nâng cao dân trí trên quy mô quốc gia và xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội ở Việt Nam.
iện nay, chương trình có 9.000 tủ sách, phục vụ 400.000 người đọc tại 26 tỉnh thành trên cả nước.
Năm 2007, anh bắt đầu chương trình với 3 tủ sách đầu tiên tại dòng họ của mình, sau đó tiếp tục mở rộng ở các địa điểm khác. Đến năm 2010, anh thực hiện chuyến xuyên Việt đầu tiên để vận động phong trào, và đưa ra nhiều mô hình thư viện khác nhau: tủ sách dòng họ, tủ sách giáo xứ, tủ sách lớp học và cộng đồng dành cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài việc mở tủ sách, chương trình cũng đào tạo đội ngũ vận hành tủ sách, và tạo ra nhiều hoạt động khích lệ đọc sách, trao đổi sách ở các trường học.
Ngoài ra, chàng trai sinh năm 1975 này cũng vận động chính sách đến cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời giới thiệu chương trình với Bộ Giáo dục Indonesia tại Jakarta, các nhà giáo dục đến từ Malaysia, Singapore và Philippines.
Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình Sách hóa nông thôn.
Anh Thạch đặt mục tiêu chương trình Sách hóa Nông thôn sẽ được nhân rộng trên khắp cả nước để tiếp cận tới khoảng 20 triệu người dân nông thôn tính tới năm 2020.
Không dừng lại ở đó, việc giành giải thưởng của UNESCO cũng là động lực cho Quang Thạch mở rộng ý tưởng của mình sang những quốc gia khác.
“Trước khi nghe tin giành giải thưởng, tôi đã gửi một bức thư tới nhiều tổ chức của Ấ n Độ giải thích những lợi ích của ý tưởng này. Tôi muốn các quốc gia nghèo khó khác cũng được áp dụng hệ thống thư viện này. Tôi muốn đi bộ ở Ấn Độ để kêu gọi người dân xây dựng thư viện cho tất cả trẻ em”, anh nói.
Bài viết về chân dung người đạt giải King Sejong trên website của UNESCO.
Hoài Thư