Mách bà nội trợ tuyệt chiêu nấu các loại thịt không bị dai
- Thứ sáu - 16/12/2016 16:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thịt bò
Cách 1: Sau khi ướp gia vị xong, hãy cho từ 2 - 3 muỗng cà phê dầu ăn vào và ướp trong khoảng 20 - 30 phút. Khi xào, để lửa thật to, xào thật nhanh, vừa chín là nhắc xuống ngay. Với các món bò nướng hay bò hầm, khi ướp, nên cho vào bò ít nước thơm (khóm), để trong 5 - 10 phút, bò sẽ mềm và ngon.
Cách 2: Trong quá trình nấu bò, có thể cho vào ít bia, bò sẽ thơm, mềm, đậm đà hơn bình thường.
Cách 3: Với thịt bò xào, ngâm tẩm là một khâu quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng miếng thịt đã chín. Với 500g thịt bò đã lọc gân cắt thành miếng, bạn hãy dùng 2g carbonat natri và 75g dầu lạc đổ lẫn vào nhau, đảo đều. Sau đó, cho tiếp gia vị, 40g tinh bột, 120g nước lọc vào đảo đều rồi vừa đổ vào thịt bò vừa trộn kĩ, để yên vài phút. Dầu nước và tinh bột sẽ bị thịt bò hút khô. Đợi thêm nửa tiếng nữa mới có thể đem xào. Tất nhiên bạn cần chú ý: Carbonat natri và dầu nhất định phải được trộn đều với nước trước - điều đó rất quan trọng. Tỉ lệ dầu và nước phải thích hợp, dầu ít thì thịt sẽ khô xác, nước ít thì thịt sẽ không mềm. Sở dĩ cần cho dầu lạc vì khi bạn để yên hỗn hợp trên trong ít phút thì dầu sẽ từ từ ngấm vào thịt bò, tới khi bị nhiệt tác dụng vào, nước và dầu trong các thớ thịt bò sẽ nở phình ra rất nhanh, làm mềm cả một cơ cấu thịt vốn săn chắc.
Thịt heo
Cách 1: Coca đóng vai trò như một loại nước làm mềm thịt rất hoàn hảo. Trước khi chế biến, ngâm thịt trong coca 10 phút. Sau đó chắt hết nước, để ráo, chế biến thành các món bạn thích. Hãy coi đây như một bí quyết để món thịt có hương vị thơm ngon. Lưu ý thêm, công thức này thích hợp với những miếng thịt dày.
Cách 2: Ướp thịt với nước cốt chanh trong 30 phút trước khi nấu ăn cũng làm cho thịt mềm hơn rất nhiều. Bạn cũng có thể dùng giấm.
Cách 3: Ướp thịt với nước cốt chanh trong 30 phút trước khi nấu ăn cũng làm cho thịt mềm hơn rất nhiều.
Cách 4: Bạn cũng có thể dùng giấm ướp thịt cũng làm cho thịt mềm hơn.
Thịt vịt/ngan
Cách 1: Thịt vịt/ngan thường dai hơn thịt gà, heo, vì thế muốn thịt vịt mềm, hãy thái xéo thớ thịt, thịt sẽ vừa mềm, vừa đẹp mắt.
Cách 2: Nếu bạn mua phải con vịt/ngan già, dai thì cũng có cách luộc làm nó mềm hơn. Đơn giản nhất là sau khi vịt/ngan chín tới, bạn không vớt ra mà tắt bếp, tiếp tục để vịt/ngan trong nồi cho đến khi nguội.
Cách 3: Vài chục phút trước khi làm thịt vịt/ngan, bạn đổ vào miệng vịt/ngan một chén rượu.
Cách 4: Một số người giảm độ dai cho vịt/ngan già bằng cách ướp thịt vịt bằng nước quả lê khoảng 10 phút trước khi luộc. Có người cho vào nồi luộc vài con ốc, hoặc ít tủy lợn, đun sôi lăn tăn một chút rồi tắt bếp, ngâm tiếp.
Lòng lợn
Cách 1: Để luộc lòng lợn trắng, giòn, không dai thì sau khi luộc chín, bạn vớt lòng ra ngâm vào một bát nước sôi để nguội đã vắt thêm vài giọt chanh.
Cách 2:
- Khi luộc, bạn không nên thả lòng lợn vào vào nồi nước lã ngay từ đầu, mà phải làm sạch, chờ nước thật sôi mới thả lòng vào.
- Trước đó, bạn dùng nước lạnh pha với một chút phèn chua (phèn chua đã được nướng phồng), đun sôi rồi để nguội.
- Khi lòng vừa chín tới (khoảng 10 phút sau khi thả lòng vào nước) thì vớt lòng ra, thả ngay vào chậu nước phèn chua đã chuẩn bị. Ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, xắt miếng vừa ăn. Làm như thế, lòng vừa giòn vừa có màu trắng đẹp mắt, không dai và không bị thâm đen.
Dạ dày
Cách 1: Cho dạ dày vào nồi đổ ngập nước, cho một thìa muối, một củ gừng đập dập, một thìa giấm, một ít rượu. Đậy vung đun khoảng 20 phút, mở vung lấy đũa xiên thử vào miếng dạ dày thấy mềm là được.
Cách 2: Luộc dạ dày xong vớt ra ngâm vào nước lạnh (có thể cho thêm vài cục đá cho mát hơn), bạn sẽ có ngay thành quả dạ dày lợn giòn, ngon, không dai.
Cách 3: Muốn dạ dày giòn mềm, không dai, nên luộc dạ dày chín trước, sau đó thái miếng mỏng, cho vào một tô nước nóng rồi đem hấp lại, dạ dày sẽ nở to, giòn và mềm hơn. Ngoài ra, khi chế biến, không nên ướp dạ dày với muối vì như thế, dạ dày sẽ co lại và rất dai.
Cách 4: Đun nước sôi, thả dạ dày vào luộc đến khi nước lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh. Trong lúc nhúng dạ dày vào bát nước lạnh vẫn đun nước trong nồi cho sôi.
- Lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra nhúng vào bát nước lạnh.
- Lần cuối cùng, lại cho dạ dày vào nồi luộc đến khi sôi lăn tăn thì vớt ra cho vào bát nước lạnh. Lần này nên thay bát nước, cho ít đá và vắt vài giọt chanh. Đảm bảo dạ dày sẽ trắng và giòn, không dai.
Cách chọn các loại thịt ngon Thịt bò: khi mua chị em nên chọn miếng thịt không nhiều gân quá mà thịt cũng không dày quá. Thịt lợn: Với những miếng thịt tươi sẽ có màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả. Mỡ có màu sắc, độ rắn bình thường. Ngược lại, nếu miếng thịt đã bị ôi thì sẽ có màu hơi thâm, hoặc xanh nhạt, không bóng. Mặt khác, miếng thịt khi đã ôi, còn có thể có nhớt, mùi khó chịu. Thịt vịt/ngan: Chị em khi mua vịt/ngan sống cần chú ý chọn những con trưởng thành, phải béo, có ức tròn, da cổ cùng da bụng phải dày.Ngoài ra vịt/ngan phải mọc đủ lông, trong đó điểm mút của hai cánh đảm bảo vừa đủ để đan chéo được vào với nhau, như vậy vịt/ ngan mới đủ độ ngon và đủ tuổi trưởng thành, thịt cũng chắc hơn. Lòng heo: Lòng non của lợn hay bị đắng nên khi mua bạn nên chọn loại bé, ống ruột căng và tròn, màu trắng hồng, chất dịch bên trong màu trắng sữa. Những đoạn lòng đường kính lớn, mỏng, dẹp, chất dịch bên trong màu vàng thường không được non, ăn sẽ dai và dễ đắng. Dạ dày: Nên chọn cái dạ dày trông vừa phải mà nặng, sờ chắc tay, nó sẽ dày hơn so với chiếc to mà trọng lượng không lớn. Mua những chiếc màu trắng đồng đều. Tuyệt đối đừng mua dạ dày đã để lâu, có u nhọt, căng phồng, tức khí... |