Cách bày mâm cỗ ngày Tết đúng chuẩn người Hà Nội
- Thứ tư - 04/01/2017 04:50
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Người Hà Nội vốn nổi tiếng với cách ăn uống cầu kỳ mà không kém phần tinh tết từ xưa. Chính vì vậy, trong mỗi dịp lễ, Tết, mâm cỗ của họ cũng được chuẩn bị hết sức chu đáo và đẹp mắt. Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Vì vậy, hãy học cách bày mâm cỗ ngày Tết đúng chuẩn của người Hà Nội để cúng ông bà tổ tiên được chu đáo nhất nhé.
Hãy xem, cách bày mâm cỗ ngày Tết truyền thống của người Hà Nội có những gì nha:
- 1
Bày mâm cỗ ngày 23 Tết
Trong số những cách bày mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội, đầu tiên phải kể đến cỗ Tết ông Táo (ngày 23 tháng chạp). Có lẽ do truyền thống văn hóa ảnh hưởng nhiều từ phương Bắc nên người Hà Nội dùng nhiều vàng mã hơn các vùng miền khác để cúng vị vua bếp.
Mâm cỗ có các món xôi gà, nem rán, chân giò luộc, canh nấm, măng và món chè kho... Hình ảnh vị Táo quân cùng bếp lửa gia đình quen thuộc như niềm ước mong về một cuộc sống gia đình hạnh phúc, thuận hòa.
>>> Xem thêm: Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những món ăn gì?
Trong số những mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội đầu tiên phải kể đến mâm cỗ cúng ông Táo.
- 2
Bày mâm cỗ tất niên và 3 ngày Tết
Cỗ Tết quan trọng nhất là mâm cỗ tất niên chiều 30 và mâm cỗ của buổi sáng mồng 1 Tết (ngày Tết chính). Cách bày mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội thường có “bốn bát sáu đĩa”, với nhà khá giả thì nhiều hơn (tám bát tám đĩa). Người thủ đô chuẩn bị cỗ Tết rất cầu kỳ, theo đúng quy cách, đủ lệ, đủ món. Đặc biệt, trên mâm cỗ tất niên luôn có một đĩa xôi gấc như thể hiện mong ước được nhiều may mắn trong năm mới.
Thông thường, các bát trên mâm cỗ gồm một bát bóng nấu với chân tẩy và nước dùng gà (chân tẩy gồm có su hào, cà rốt, củ đậu được thái mỏng theo những hình hoa đẹp đẽ). Một bát khoai tây hầm đầu, cổ, cánh gà. Một bát miến nấu lòng gà. Và một bát măng khô ninh chân giò. Các đĩa thì có đĩa gà luộc, đĩa thịt đông, đĩa giò xào, giò lụa, đĩa cá kho riềng hoặc bò kho khô, đĩa nộm.
>>> Xem thêm: Mâm cỗ Tết miền Bắc đúng truyền thống có những món ăn gì?
Cách bày mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội khá cầu kỳ nhưng đẹp mắt.
Cỗ Tết Hà Nội hay bất cứ ở đâu trên cả nước đều không thể thiếu các món truyền thống là dưa hành và bánh chưng xanh. Nhưng miền Bắc nổi tiếng cả nước với cái rét lạnh mùa đông. Cỗ tết do đó cũng đặc biệt hơn bởi những món được làm từ không khí rét mướt ấy như giò xào hay thịt nấu đông...
Thức ăn ngày Tết bao giờ cũng được gia đình coi trọng. Thịt gà được dùng trong ngày năm mới phải là thịt gà trống thiến và được làm sẵn từ chiều 30 (vì người Việt ta kiêng sát sinh vào ngày mồng 1 và năm mới). Thịt lợn là thịt nạc mông hay thịt chân giò ngon, còn thịt mỡ sẽ dùng để chế biến món giò xào cho dễ ăn... Cỗ truyền thống thì vậy nhưng có sự thay đổi theo mỗi gia đình, phù hợp với sở thích và điều kiện.
Cho dù mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội có cầu kỳ như thế nào thì vẫn phải có những món ăn truyền thống như thịt gà, dưa hành.
Ngoài cách bày mâm cỗ ngày Tết của người Hà Nội, bạn có thể tham khảo một số món ăn ngon cho ngày Tết nhé:
* Cách làm chân giò hun khói ngon mê mẩn cho mâm cỗ Tết
* Cách làm nem rán vừa giòn vừa ngon cho mâm cỗ Tết
Chúc các bạn đón Tết vui vẻ và hạnh phúc!