Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cuộc sống của những người thợ săn bạch tuộc

Cuộc sống của những người thợ săn bạch tuộc
Bãi biển với bờ cát trắng mịn ở phía đông của Zanzibar được biết tới như một nơi nghỉ dưỡng lý tưởng. Và ở đó, còn là nơi những người thợ săn bạch tuộc kiếm kế sinh nhai.

Cuộc sống của những người thợ săn bạch tuộc

Mỗi ngày như mọi ngày, khi thủy triều rút xuống, du khách trở về khách sạn, cũng là lúc một nhóm người gồm cả đàn ông và phụ nữ mang những món dụng cụ thô sơ gồm gậy và giáo, túa ra các căn hộ ven biển để bắt đầu hành trình đi kiếm bạch tuộc – món đặc sản ngon nhất của đảo Tanzania.

Vào những ngày thủy triều xuống thấp, một người thợ săn bạch tuộc tay nghề cao có thể kiếm tới hơn chục con bạch tuộc nằm ẩn nấp sau các mỏm đá, san hô và rong rêu. Các nhà hàng khách sạn trên đảo mua lại bạch tuộc với giá cao. Chúng cũng là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cư dân trên đảo.

Những người thợ săn mang theo các dụng cụ đánh bắt thô sơ

Được bảo vệ bởi một rạn san hô ngoài khơi, bãi triều ngoài khơi bờ biển phía đông của hòn đảo cung cấp nguồn sống và lương thực cho người dân địa phương. Trong đó, bao gồm cả cá, cua, sò, rong biển và bạch tuộc.

Bạch tuộc thường ẩn nấp trong các mỏm đá hay san hô khi thủy triều xuống

Tanzania là quốc gia cung cấp nguồn bạch tuộc lớn ở miền tây Ấn Độ Dương. Abdullah Ali, 35 tuổi, một thợ săn, chuẩn bị khởi động chiếc thuyền gỗ của mình để bắt tay cuộc săn bạch tuộc từ làng Dongwe. Nếu như trước kia, việc này thường do nữ giới chiếm ưu thế, thì nay, nhiều người chuyển sang đánh bắt bạch tuộc để tăng thêm nguồn thu nhập.

Chúng mang tới nguồn lợi kinh tế cho ngư dân địa phương

“Bạch tuộc giúp tôi chèo lái cuộc sống”. Anh Ali cho hay. Mỗi cân bạch tuộc, anh kiếm được 2.3 USD (khoảng 52.000 đồng).

Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc, tổng sản lượng đánh bắt bạch tuộc ở Tanzania tăng lên nhanh chóng, từ 482 tấn trong năm 1990 đến 1250 tấn vào năm 2012.

Trước đây đa phần những người đánh bắt bạch tuộc là nữ giới

Sự kết hợp giữa các loại đá lởm chởm và các rạn san hô là nơi ẩn náu ưa thích của bạch tuộc khi thủy triều xuống. Thậm chí, chúng trở nên vô hình với những người chưa quen việc đánh bắt. Ngoài ra, nhím biển cũng là thách thức không nhỏ với các thợ săn.

Hầu hết, bạch tuộc ở Tanzania đều xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Nhưng hầu hết trên đảo Zanzibar đang cung cấp thị trường béo bở để kinh doanh loại hải sản này.

Tanzania là quốc gia cung cấp nguồn bạch tuộc lớn ở miền tây Ấn Độ Dương

Việt Hà

Theo BBC

Nguồn tin: dantri.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây