Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


3 cây đa khổng lồ có nguồn gốc rõ ràng, xác nhận đúng thẩm quyền?

3 cây đa khổng lồ có nguồn gốc rõ ràng, xác nhận đúng thẩm quyền?
Qua kiểm tra hồ sơ 3 cây đa sộp do người đàn ông tên Chương cung cấp, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế khẳng định số cây cổ thụ nguồn gốc rõ ràng, được xác nhận đúng thẩm quyền.

Chiều 5/4, ông Đặng Văn Kiệm, Trưởng Phòng Thanh tra - Pháp chế Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết qua kiểm tra hồ sơ gốc do chủ sở hữu 3 cây khủng cung cấp cho thấy số cây này có nguồn gốc rõ ràng, cây phân tán trên đất nông nghiệp của hộ gia đình, được xác nhận đúng trình tự và đúng thẩm quyền.

Theo ông Kiệm, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế đang phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Đắk Lắk để xác minh tại địa phương nơi có các hộ dân khai thác các cây này.

Cây đa cổ thụ bị CSGT phát hiện. Ảnh: Điền Quang.

Trước thông tin hồ sơ cây đa sộp của bà H’Yô Na Byă ở xã Ea Hồ (huyện Krông Năng) có dấu hiệu bị làm giả vì qua xác minh, UBND xã Ea Hồ khẳng định chưa bao giờ ký xác nhận cho cây này. Theo ông Kiệm, vấn đề này cần cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk làm kỹ, vì qua kiểm tra hồ sơ 3 cây đa đều hợp pháp.

"Nếu cần thì phải đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk vào cuộc, xác minh xem các giấy tờ có xã Ea Hồ ký đóng dấu có bị giả hay không?", ông Kiệm nói.

Hồ sơ liên quan đến 3 cây đa sộp được một người tên là Kiều Văn Chương (32 tuổi, quê Tiến Xuân, huyện Thạch Thất, Hà Nội) trình Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế và tự nhận là chủ sở hữu của 3 cây cổ thụ này.

Trong 3 bộ hồ sơ, một bản đăng ký khai thác đứng tên bà Yô Na Buôn Ya (trú tại xã Ea Hồ, huyện Krông Năng, Đắk Lắk). Chủ nhân của 2 cây đa sộp này ghi rõ do gia đình có nhu cầu chuyển đổi đất sang trồng cây khác và có làm đơn xin UBND xã Ea Hồ khai thác số cây trên và đã được xác nhận.

2 cây này được một người tên Đinh Công Quân trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã làm đơn xin được vận chuyển 2 cây này về chùa Tây Phương Cực Lạc (Hà Nội) để làm bóng mát. UBND xã Ea Hồ cũng đã xác nhận đơn xin vận chuyển của ông Quân.

Trong bản đăng ký khai thác một cây đa sộp còn lại do ông Phạm Đình Thướng ở xã EaPil (huyện M’Đrăk, Đắk Lắk) làm đơn xin khai thác cây đa sộp vì lý do cây lớn, ảnh hưởng đến đất sản xuất. Cây này được vận chuyển về xã Phùng Xá (Thạch Thất, Hà Nội).

Xe đầu kéo vận chuyển 3 cây cổ thụ nghênh ngang trên quốc lộ 1. Ảnh: CSGT cung cấp.

Trước đó vào tối 30/3, CSGT Thừa Thiên - Huế đã bắt giữ 3 xe mang biển kiểm soát Quảng Bình chở 3 cây cổ thụ lưu thông trên quốc lộ 1 theo hướng nam - bắc qua địa phận xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc). Theo CSGT Thừa Thiên - Huế, 3 xe chở cây đều vượt quá chiều dài, quá tải cầu đường từ 20-50%, vượt quá chiều cao hàng hóa.

Các tài xế khai chở cây cho một công ty TNHH từ Đắk Lắk ra Quảng Bình. Trạm CSGT Phú Lộc đã xử phạt chủ 3 xe chở cây cổ thụ khổng lồ số tiền 81,7 triệu đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe của các tài xế vi phạm từ 1 đến 3 tháng. Cơ quan chức năng đã yêu cầu chủ, tài xế phải hạ tải cây chở trên xe, hạ chiều cao, giảm chiều dài mới được tiếp tục di chuyển.

Quốc lộ 1 qua xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc), địa điểm xảy ra vụ CSGT bắt giữ 3 xe đầu kéo vận chuyển cây khủng. Ảnh: Google Maps.

Việc cấp phép khai thác cây 'khủng' diễn ra như thế nào?

Thời gian xác nhận và trả kết quả không quá 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trường hợp hồ sơ và cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ đảm bảo đúng quy thì xác nhận ngay.

Nguồn tin: news.zing.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây