Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Chelsea: "Bóng ma" Mourinho trên cầu Stamford

Chelsea: "Bóng ma" Mourinho trên cầu Stamford
Thất bại và sự hỗn loạn mà Chelsea đang đối mặt giúp chúng ta một lần nữa nhận thấy giá trị của một chân lý ngàn đời: những kẻ phản bội không bao giờ có kết cục tốt đẹp.

Video Arsenal 3-0 Chelsea:

BấmSUBSCRIBEngay để chia sẻ video này trên youtube:   

Hai thất bại liên tiếp ở giải Ngoại hạng trước các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và kẹp giữa là trận đấu chật vật ở Cúp Liên đoàn đã đưa Chelsea trở lại mặt đất. Dư âm của ba chiến thắng đầu mùa tan đi nhanh chóng và họ trở lại với bộ mặt quen thuộc của mùa giải trước.

Chelsea vẫn gặp những vấn đề của mùa trước khi Mourinho ra đi

Họ phòng ngự tệ hại với tử huyệt là Gary Cahill. Họ không kiểm soát được trung tuyến dù được trang bị hai cái máy quét hạng nặng Kante - Matic. Khi Liverpool gặp Chelsea , Henderson hoạt động rất thoải mái để tạo ra nhiều cơ hội. Khi Arsenal gặp Chelsea, Coquelin cùng các tiền vệ siêu hạng Ozil - Cazorla lại càng hoạt động thoải mái. Hiếm khi nào Cazorla tung ra được nhiều đường chuyền nguy hiểm ở 40 mét cuối sân đến thế.

Cầu thủ Chelsea chơi rời rạc như những cá nhân đơn lẻ và còn lâu mới trở thành một thể thống nhất. Rõ ràng là những kẻ mới đây lớn tiếng ca ngợi Conte để bóng gió chê bai Mourinho đã phải một phen bẽ mặt bởi những lời trót lưỡi đầu môi.

Eden Hazard - người mô tả mùa giải 2015-16 là “thảm họa”, là “lạc lối về chiến thuật” và rằng “Chelsea bây giờ tốt hơn mùa giải xấu xí trước rất nhiều” - chưa tìm thấy phong độ đỉnh cao như ở mùa giải 2014-15. Một người khác nịnh Conte để “dìm hàng” Mourinho là trung vệ Gary Cahill thì vừa có trận đấu tồi tệ nhất cùng đội chủ sân Stamford Bridge.

Họ lẽ ra phải học được một điều gì đó từ Cristiano Ronaldo, người nhiều khi hành xử trẻ con nhưng cũng không bao giờ nói những điều không hay về thầy cũ. Khi được báo chí mớm lời để chỉ trích Mourinho, tiền đạo người Bồ liền xua tay và nói rằng: “Tôi không nhổ bọt vào đĩa thức ăn”.

Kết cục của kẻ phản bội

Cùng thời điểm này năm ngoái Chelsea bắt đầu có những kết quả thi đấu nghèo nàn dẫn đến kết cục là Mourinho bị sa thải. Họ bị Newcastle cầm hòa 2-2 vào ngày 26/9/2015, 3 ngày sau để thua Porto 1-2 tại Champions League và kế tiếp đó là thất bại 1-3 trước Southampton ngay trên sân nhà. The Blues cứ thế mà tuột dốc và điều gì đến cũng phải đến. Vào giữa tháng 12, Mourinho mất việc sau khi để thua trận thứ 9 sau 16 vòng đấu.

Conte đang đối mặt với nhiều khó khăn

Đội bóng đương kim vô địch bỗng dưng sa sút không phanh. Chính Mourinho cũng không thể lường trước và ông phải chua chát thú nhận: “Các cầu thủ đã phản bội tôi”. Ông đã mất tới 4 ngày chuẩn bị cho trận đấu với Leicester - trận chiến cuối cùng. Ông đã tổng hợp 4 tình huống mà Leicester thường xuyên dàn xếp để ghi bàn và truyền đạt cho các cầu thủ. Kết quả: Chelsea thủng lưới 2 lần từ chính những tình huống kiểu ấy.

Diego Costa, Cesc Fabregas, Eden Hazard, Ivanovic, Oscar, Nemanja Matic, Cesar Azpilicueta... là những cái tên đã được báo chí Anh đưa vào vòng nghi vấn. Chúng ta không biết chính xác rằng những ai trong số đó đã phản bội Mourinho nhưng có thể khẳng định chắc chắn rằng đã có những kẻ mưu đồ lật ghế HLV trưởng.

Chơi dao thì dễ đứt tay. Việc một số cá nhân “đoàn kết” để đâm sau lưng thầy đã kéo theo hệ quả là sự chia rẽ nội bộ sâu sắc. Mâu thuẫn không chỉ nổ ra giữa nhóm phản Mourinho và nhóm ủng hộ HLV người Bồ. Ngay trong nhóm phản Mourinho cũng có những bất đồng khi mà họ không cùng hướng đến một cái đích nào đó cao thượng.

Antonio Conte có lẽ đã chủ quan khi không mạnh tay với nhóm cầu thủ bị chính cổ động viên chỉ mặt là “những con chuột cống”. Hoặc là HLV người Italia chưa có đủ thời gian để nắm bắt tình hình. Không có bất kỳ ai bị đẩy đi. Ivanovic vẫn ở đó, Azpilicueta vẫn ở đó, Fabregas và Matic vẫn ở đó, cả Costa nữa... Những kẻ từng cấu kết vì một mục tiêu đen tối sẽ khó mà đoàn kết vì một mục tiêu trong sáng hơn.

Sau khi sa thải Mourinho, Chelsea vẫn chưa tìm lại con đường chiến thắng. Họ đã có những quãng ngắn thăng hoa với những HLV mới, chẳng hạn Guus Hiddink lập kỷ lục 12 trận liên tiếp bất bại, hay chuỗi 3 trận thắng đầu mùa giải này cùng Conte. Nhưng những quãng ngắn thăng hoa ấy chỉ là một hiệu ứng nhất thời, chẳng hạn giáo sư kinh tế Sue Bridgewater gọi đó là “một tuần trăng mật ngắn ngủi”.

Khi một đội bóng thay tướng, các cầu thủ sẽ được tiếp một chút động lực. Họ muốn chứng tỏ mình với thầy mới. Chẳng hạn Man City sau khi bổ nhiệm HLV Roberto Mancini thay Mark Hughes đã thắng liên tiếp 4 trận. Khi hiệu ứng nhất thời ấy tan đi, đội bóng sẽ trở lại là chính mình và những tồn đọng mang tính bản chất sẽ không được giải quyết rốt ráo.

Những kẻ mưu đồ cho một mục tiêu đen tối đã đạt được mục đích nhưng chính họ cũng không tìm thấy ánh sáng cho mình. Eden Hazard từng được xem là chỉ đứng sau Ronaldo và Messi , bây giờ không rõ anh đang ở đâu trên bản đồ bóng đá!

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây