Tàu ngầm Nga tung đòn bất ngờ từ nửa vòng Trái đất
- Thứ năm - 13/10/2016 11:24
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cơ quan báo chí của Hải quân Nga cho biết sau cuộc thử nghiệm: "Vụ phóng tên lửa Sineva là nội dung huấn luyện của Hạm đội Biển Bắc. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva được phóng từ Biển Barents, hướng vào mục tiêu trên bãi thử Kura ở bán đảo Kamchatka".
Vụ phóng được tàu ngầm Novomoskovsk thực hiện khi đang lặn dưới mặt biển, tuy nhiên không rõ con tàu phóng tên lửa này khi ở độ sâu bao nhiêu. Mặc dù vậy, thành công này cho thấy một mức độ sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng tàu ngầm Nga, đặc biệt với tên lửa Sineva.
Theo những thông tin được công khai, R-29RMU Sineva còn được gọi là RSM-54, là một tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm động cơ nhiên liệu lỏng của Nga.
Nó có tên định danh của GRAU là 3M27, và tên mã NATO là SS-N-23 Skiff. Tên lửa Sineva được thiết kế để phóng từ các tàu ngầm thuộc lớp Delta IV, mỗi tàu ngầm mang được tối đa tới 16 quả tên lửa.
Mỗi quả tên lửa mang 10 đầu đạn, sức công phá mỗi đầu đạn là 100kT. Trong vụ phóng thử nghiệm vào ngày 11/10/2008, một tên lửa Sineva đã bay một quãng đường dài 11.547 km. Điều này đã được báo cáo trong thử nghiệm tầm bắn đầu tiên của tên lửa.
Cuộc thử nghiệm đã được đích thân Tổng thống Nga (khi đó) là ông Dmitry Medvedev đến tận bãi bắn thử để chứng kiến vụ thử nghiệm. R-29RMU được trang bị năm 2007 và sẽ hoạt động trong vài thập kỷ tới.
Cùng với sức mạnh của Sineva, tàu ngầm hạt nhân Nga có thể mai phục dưới lớp băng dày và tung ra những cú đánh chí mạng khiến đối thủ không thể trở tay. Bởi theo tờ Izvestia, việc nổi lên mặt nước nhanh rất cần khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, hoặc để cứu đội tàu trong trường hợp tai nạn.
Một đại diện của Hạm đội Biển Bắc Nga cho biết: "Để có thể xuyên phá được lớp băng dày một cách an toàn, tàu ngầm Nga được trang bị hệ thống có thể phân tích lớp băng, nổi lên mặt nước và kết cấu để phá lớp băng phủ trên mặt nước một cách nhanh nhất.
Việc nhanh chóng tiếp xúc với lớp băng và chắc chắn phá hủy được nó một cách an toàn cho thân tàu rất cần để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện chiến đấu, giành lấy các mục đích chiến thuật, đảm bảo thông tin liên lạc, tiếp xúc được với không khí của khí quyển và, như vậy, cứu đội tàu (trong trường hợp tai nạn), đây là thế mạnh độc nhất của tàu ngầm Nga khi hoạt động tại Bắc Cực", vị đại diện cho biết.
Clip tàu ngầm Akula phóng tên lửa R-39 Sineva:
Theo Tuấn Hưng
Đất Việt