Quyền lực của Trump trong vấn đề nhập cảnh lớn tới đâu?
- Thứ bảy - 11/02/2017 14:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Donald Trump (trái) và thẩm phán liên bang James Robart. Ảnh: Telegraph
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 27/1 ký sắc lệnh cấm người dân từ 7 quốc gia Hồi giáo chiếm đa số nhập cảnh vào Mỹ. Sau đó, ngày 3/2, thẩm phán Seattle James Robart lại ra phán quyết bác bỏ các điều khoản chính trong sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mới ban hành.
Sau khi ông Robart ra lệnh, Bộ Tư pháp ngày 4/2 gửi đơn kháng cáo lên tòa phúc thẩm liên bang Mỹ Khu vực 9 (cao hơn tòa của ông Robart một bậc) để yêu cầu đảo ngược phán quyết. Tuy nhiên, tòa phúc thẩm đã bác yêu cầu ngay lập tức khôi phục lệnh cấm nhập cảnh. Tòa đề nghị bên khởi kiện là hai bang Washington và Minnesota cùng bên kháng cáo là Bộ Tư pháp Mỹ trình thêm thông tin với hạn chót lần lượt là vào ngày 5/2 và 6/2.
Theo New York Times, dù chưa đi đến hồi kết song cuộc chiến pháp lý giữa chính quyền Trump và hệ thống tòa án đã giúp trả lời các câu hỏi như: Quyền hiến pháp độc lập mà tổng thống Mỹ nắm giữ trước vấn đề nhập cảnh mạnh đến đâu? Và Quốc hội trao cho người đứng đầu Nhà Trắng bao nhiêu quyền lực?
Trump thông báo về sắc lệnh cấm nhập cảnhQuyền lực hiến pháp của tổng thống Mỹ mạnh đến đâu?
Theo Tòa án Tối cao Mỹ, Điều II Hiến pháp trao quyền cho tổng thống thực hiện các hoạt động đối ngoại và xử lý vấn đề nhập cư.
Trong bản tóm tắt hồ sơ gửi thẩm phán Robart, các luật sư bang Washington, một trong hai nguyên đơn, cùng bang Minnesota, chỉ ra rằng những quyền hành trên có thể bị giám sát. Văn bản nêu rõ dù tòa án thường trao nhiều quyền hạn cho nhánh lập pháp và hành pháp trong vấn đề nhập cư nhưng điều đó không đồng nghĩa họ có quyền hành động mà không bị kiểm soát. "Tòa án liên bang có vai trò không gì thiêng liêng hơn là bảo vệ những nhóm thiểu số chống lại các hành vi bất hợp lý, phân biệt đối xử".
Tại Khu vực 9, chính quyền Trump cho rằng các thẩm phán không có quyền quyết định những trường hợp liên quan đến an ninh quốc gia bởi "không giống như Tổng thống, tòa án không được tiếp cận thông tin mật về mối đe dọa từ các tổ chức khủng bố hoạt động tại những quốc gia nhất định, âm mưu của những nhóm này nhằm xâm nhập Mỹ hay các thiếu sót trong quá trình rà soát".
Noah G. Purcell, tổng chưởng lý bang Washington, thừa nhận tại tòa rằng có những lĩnh vực ông Trump được quyền hành động. Nhưng ông cũng yêu cầu tòa án bảo vệ những người có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh hạn chế nhập cảnh mà Tổng thống Mỹ ban hành.
"Trọng tâm trong yêu cầu của chúng tôi là những người đã ở đây nhưng sau một đêm bị mất quyền đi lại, mất quyền thăm viếng gia đình, mất quyền thực hiện các nghiên cứu, mất quyền phát biểu tại các hội nghị trên toàn thế giới. Và kể cả những người đã sống tại Mỹ nhiều năm nhưng không may phải ra nước ngoài đúng thời điểm lệnh được ban bố, vì thế đột nhiên mất quyền trở lại Mỹ", ông Purcell nhấn mạnh.
Hệ thống tòa án Mỹ hoạt động như thế nào?