Nguồn cơn căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ - Hà Lan
- Thứ ba - 14/03/2017 14:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/4 tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc tăng cường quyền hạn cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan. Nếu thành công, nó sẽ chuyển hệ thống nghị viện của nước này thành hệ thống quyền lực tập trung vào tổng thống - tập hợp quyền lực của ba cơ quan lập pháp thành một nhánh điều hành dưới quyền ông Erdogan.
Việc đó sẽ cho phép ông Erdogan bổ nhiệm các bộ trưởng, chuẩn bị ngân sách, lựa chọn phần lớn thẩm phán cấp cao và ban hành một số đạo luật bằng nghị định. Tổng thống có thể tự ban bố tình trạng khẩn cấp và giải tán quốc hội.
Theo CNN, các nhà phê bình gọi động thái này là phi dân chủ và nói rằng nó cho thấy ông Erdogan đang đi theo hướng cai trị kiểu độc tài kể từ sau cuộc đảo chính thất bại 8 tháng trước. Trong khi đó, ông Erdogan và đảng của ông nói rằng những người phản đối trưng cầu dân ý là "những kẻ đã lập kế hoạch đảo chính và khủng bố".
Các bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch tham dự các cuộc mít tinh vận động tại một số nước châu Âu bao gồm Hà Lan, Đức và Áo để kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ sống tại các quốc gia này biểu quyết đồng ý trong cuộc trưng cầu dân ý.
Có khoảng 4,6 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ sống ở Tây Âu. Khoảng 500.000 người nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ và con cái họ sống ở Hà Lan, đa số họ có quốc tịch kép và có quyền bỏ phiếu ở cả hai quốc gia.
Cuối tuần trước, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu dự kiến tham dự một cuộc mít tinh ở Rotterdam nhưng chính phủ Hà Lan đã không cho phép máy bay của ông hạ cánh với lý do an ninh. Hà Lan cũng chặn bộ trưởng các vấn đề gia đình và xã hội Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Rotterdam.
Phản ứng
Sau vụ việc, những người biểu tình đã tụ tập bên ngoài lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul và cờ của Hà Lan bị thay thế bằng cờ của Thổ Nhĩ Kỳ. Lá cờ này sau đó đã được gỡ bỏ.
Cờ Thổ Nhĩ Kỳ lại lãnh sự quán Hà Lan ở Istanbul