Một chiêu thức, hai tác dụng
- Thứ hai - 19/09/2016 22:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Có thể rút ra được từ đó ba nhận thức về bà Bộ trưởng Quốc phòng mới của Nhật Bản.
Thứ nhất, người phụ nữ này xác nhận quan điểm thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc, kể cả trong việc Nhật Bản bị Trung Quốc trực tiếp tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở vùng biển Hoa Đông lẫn những ý đồ chiến lược và hành vi của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Thứ hai, Nhật Bản đồng hành với Mỹ ở cả hai khu vực.
Thứ ba, Nhật Bản sẽ can dự trực tiếp sâu hơn vào tình hình chính trị an ninh ở khu vực, cùng với Mỹ cũng như hành động độc lập, đối phó với Trung Quốc cũng như theo đuổi cả những lợi ích riêng khác nữa ở khu vực.
Chỉ với một chiêu thức này của bà Inada, Nhật Bản đồng thời nhằm tới hai mục đích.
Thứ nhất là tranh thủ Mỹ và ràng buộc Mỹ chặt chẽ hơn vào chiến lược của Nhật Bản, đặc biệt vào việc Nhật Bản đối phó Trung Quốc. Trong thực chất, đây là vừa dựa vào Mỹ lại vừa dùng Mỹ để đối phó Trung Quốc, gắn kết việc đối phó Trung Quốc ở vùng biển Hoa Đông với việc đối phó Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Mục tiêu thứ hai là chuẩn bị sẵn sàng thay thế luôn cả Philippines trong chiến lược của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương nói chung và đối với khu vực Biển Đông nói riêng, hoặc ít nhất thì cũng giúp Mỹ gây áp lực đối với Philippines để đối tác này phải suy nghĩ năm lần trước khi quyết định và uốn lưỡi bảy lượt trước khi phát biểu về những gì có liên quan đến mối quan hệ cũng đồng minh chiến lược của nước này với Mỹ.
Vừa rồi, tổng thống mới của Philippines, ông Rodrigo Duterte, đã có những phát ngôn và quyết sách tạo cảm nhận về chủ ý Philippines muốn lỏng lẻo quan hệ với Mỹ để gây dựng lại quan hệ với Trung Quốc.
Sự can dự trực tiếp chủ động hơn và sâu hơn của Nhật Bản vào khu vực Đông Nam Á vì thế là chuyện mà cả Trung Quốc lẫn Philippines không thể bỏ qua.
Theo Thiên Nhai
Đại đoàn kết