Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cúng Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất?

Cúng Rằm tháng Giêng năm Đinh Dậu vào ngày 14 hay 15 là tốt nhất?
Rằm tháng Giêng là nghi lễ quan trọng. Song không phải ai cũng hiểu tường tận về các nghi thức cúng lễ và nên cúng vào ngày nào, giờ nào chuẩn nhất.

Nên cúng vào chính Rằm và giờ Ngọ

Người xưa từng nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”, vậy nên ngày Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt.

Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường.

 

Rằm tháng Giêng nên cúng vào chính rằm và giờ Ngọ (Ảnh minh họa)

Những người không may đau yếu vào đúng dịp Tết, sau Tết đã khoẻ mạnh trở lại hoặc nhiều gia đình tang ma có người chết vào dịp Tết Nguyên Đán, được ăn Tết bù... Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

 

=>> XEM THÊM:  Cách cúng rằm tháng Giêng mang lại tài lộc cả năm ít người biết

Không phải bất cứ lúc nào cúng rằm tháng Giêng đã đúng cách. Lễ cúng Rằm tháng Giêng được mọi người cúng vào ngày chính rằm - 15 tháng Giêng. Và giờ “chuẩn” để cúng Rằm tháng Giêng theo phong tục từ xưa của cha ông ta là thường cúng vào giờ Ngọ.

Nhiều người tin rằng, thời điểm này là lúc Phật giáng lâm. Bởi thế ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ.

Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện cuộc sống, mỗi gia đình lại tùy biến linh động cúng vào ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Ngoài ra, vào ngày 14 hoặc chính rằm, người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khoẻ mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.

Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau.

 

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng

Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).

Mâm cỗ cúng Phật gồm:

Hoa quả. Chè xôi.

- Các món đậu.

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu.

- Bánh trôi nước.

Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Mâm cỗ cúng gia tiên:

Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.

- 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.

- 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.

Đồ lễ khác gồm:

- Hương

- Hoa tươi

- Vàng mã

- Đèn nến

- Trầu cau

- Rượu, thuốc lá

Tin tài trợ | BigBB Plus Chỉ cần làm cách này, 7 ngày sau, con sẽ hết hẳn ho, sổ mũi!.
Cứ 15 ngày con lại tái phát viêm họng, thường xuyên tốn tiền thuốc thang, tàu xe mỗi khi đi viện đã khiến cho gia đình công chức, đồng lương...
Tin tài trợ | Tràng Phục Linh “Ngã ngửa” nguyên nhân khiến đức lang quân cứ uống bia rượu là đi ngoài.
Đau quặn bụng, trướng bụng, muốn đi ngoài là những triệu chứng khó chịu về bệnh đại tràng mà không ít quý ông gặp phải sau mỗi lần tiếp...
Tin tài trợ | Pharysol Viêm amidan có thể chữa lành mà không cần cắt bỏ.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp mới có thể giúp làm lành viêm amidan mà không cần phải phẫu thuật cắt bỏ.

Nguồn tin: eva.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây