Con gái ra máu “vùng kín” ở lớp học, ông bố trẻ đỏ mặt khi biết nguyên nhân
- Thứ hai - 10/04/2017 09:37
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tình trạng trẻ dậy thì sớm đang là vấn đề được các phụ huynh quan tâm, lo ngại. Trên mạng xã hội thậm chí còn xuất hiện không ít thông tin cảnh báo và đưa ra lời khuyên hãy đưa trẻ đi tiêm hóc môn kìm hãm (ức chế) dậy thì sớm, nhằm mục đích giúp trẻ phát triển đúng độ tuổi của mình. Lời khuyên này liệu có đúng? Liệu tiêm hóc môn có thể kìm hãm được dậy thì sớm cho trẻ? Để giúp bậc cha mẹ hiểu đúng về trẻ dậy thì sớm cũng như biết lựa chọn cho con hướng điều trị tốt nhất, chúng tôi đã tìm đến các chuyên gia tại khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương. |
Từ những lo lắng của các bậc phụ huynh về tình trạng trẻ dậy thì sớm, chúng tôi đã đến phòng khám Nội tiết – Chuyển hóa - Di truyền (Bệnh viện Nhi Trung ương) để ghi nhận tình hình. Đến đây chúng tôi thấy rằng, những lo lắng của những bậc làm cha, làm mẹ là hoàn toàn có cơ sở.
Chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ chiều ngày 7/4, tại phòng khám Nội tiết có đến 4 trường hợp chờ đến lượt khám và đọc kết quả với cùng một nỗi lo: con dậy thì sớm.
Rất nhiều phụ huynh đưa con mới 6-8 tuổi đến kiểm tra vì lo sợ con dậy thì sớm.
Hốt hoảng khi nghe cô giáo thông báo con gái 8 tuổi "ra máu" ở lớp học
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), nếu như cách đây khoảng 8 năm về trước, cơ sở này chỉ tiếp nhận 7 ca dậy thì sớm đến khám mỗi năm. Đến nay, mỗi năm họ khám cho khoảng 200 ca. Ngay thời điểm hiện tại (tháng 3/2017), bệnh viện này đang điều trị cho 120 bé cả trai lẫn gái (từ 1,5-9 tuổi) dậy thì sớm. |
Trong số 4 trường hợp đang đợi khám tại đây, đặc biệt có trường hợp của bệnh nhi H.T.H (8 tuổi, ở Gia Lâm – Hà Nội) vì cháu được bố đưa đi khám, hơn nữa hoàn cảnh gia đình cũng vô cùng éo le khi bố mẹ chia tay nhau.
Qua quan sát của chúng tôi, dù nhìn bề ngoài cháu H. phổng phao hơn hẳn những bé cùng trang lứa nhưng tính tình của cháu hoàn toàn tỉ lệ nghịch với vẻ bề ngoài. Chia sẻ với chúng tôi, anh Minh (bố cháu H.) cho biết, cách đây 4 tháng, cháu kêu đau tức ngực, nhưng nghĩ cháu nô đùa nhiều nên bị như vậy. Sau đó không thấy cháu kêu nữa nên anh cũng không để ý đến.
Để phát hiện dậy thì sớm thì yếu tố tuổi xương vô cùng quan trọng.
Gần đây, khi đang đi làm, nghe cô giáo gọi điện đến đón con về, anh vội vàng chạy đến trường thì thấy con bảo tự nhiên bị ra máu. Hoảng sợ vì tưởng có chuyện gì xảy ra với con, anh Minh vội vàng đến gặp cô giáo chủ nhiệm.
Từ lời kể của con như: không bị ngã, không có ai trêu trọc và đụng vào “vùng kín”,… cộng với lời giải thích của cô giáo, lúc đó anh Minh ngượng đỏ mặt khi biết con mình có kinh nguyệt do dậy thì chứ không phải va chạm hay bị xâm hại.
“Vợ chồng tôi chia tay nhau, tôi nhận nuôi cháu từ nhỏ, những vấn đề này với cánh đàn ông đúng là quá khó, hơn nữa cháu còn quá nhỏ để tôi nghĩ đến việc này”, anh Minh chia sẻ.
Từ sau sự việc xảy ra với cháu ở trường, anh Minh tham khảo thông tin trên mạng cũng như hỏi em gái ruột thì biết rằng, cháu mới hơn 8 tuổi đã dậy thì là quá sớm và cần phải đưa đi khám để có hướng điều trị. Vì thế, anh đã đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám.
Cha mẹ cuống cuồng tìm thuốc ức chế dậy thì sớm cho trẻ
Còn trường hợp của cháu N.T.N (9 tuổi 2 tháng, ở Hà Nam) thì được xác định chắc chắn bị dậy thì sớm. Cháu đang được tiêm hóc môn ức chế dậy tại bệnh viện và đến để kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần. Trong lúc ngồi chờ đợi, chị Bình (mẹ cháu N.) chia sẻ: “Con tôi phát hiện dậy thì sớm và điều trị từ khi hơn 8 tuổi, đến nay đã được gần 1 năm. Mỗi lần đi kiểm tra định kỳ như thế này, tôi vô cùng lo lắng vì chỉ cần một chỉ số tăng thôi là hỏng hết”.
Cháu N. được xác định đã dậy thì khi mới hơn 8 tuổi, đang được tiêm hóc môn tại BV Nhi Trung ương.
Theo chị Bình, cách đây gần 1 năm, chị phát hiện ngực con gái phát triển to bất thường, rất giống trẻ dậy thì. Đưa đi khám, các bác sĩ chỉ định cần theo dõi vì lúc đó cháu chưa xuất hiện kinh nguyệt.
Một thời gian sau, chị phát hiện con có chất nhầy ra ở âm đạo. Chị đưa con đến bệnh viện khám thì được các bác sĩ tư vấn nên tiêm hóc môn ức chế dậy thì. Hiện cứ 4 tuần 1 lần chị Bình đưa con đến bệnh viện để tiêm hóc môn, dự kiến sẽ tiêm khoảng 2 năm liên tục.
Ngoài những trường hợp rõ mười mươi như cháu N., tại khoa Nội tiết – Chuyển hóa di truyền cũng tiếp nhận không ít trường hợp, vì quá lo lắng nên đưa con đến khám cho “ăn chắc”. Điển hình như trường hợp của cháu L.C (7 tuổi, 4 tháng, ở Long Biên – Hà Nội).
Theo chia sẻ của mẹ cháu C., khi phát hiện ngực cháu đau tức và có cục cứng bên trong, quá lo lắng gia đình đã lên mạng tìm hiểu thì biết đó là dấu hiệu của tuổi dậy thì. Gia đình đang có ý định đưa đi tiêm thuốc ức chế nhưng trước khi tiêm thì muốn đưa vào viện để kiểm tra cho chắc.
Cháu L.C (7 tuổi 4 tháng) được mẹ đưa đến để kiểm tra vì lo sợ con dậy thì sớm.
“Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu không phải là dậy thì sớm và cần theo dõi thêm, đồng thời cần phải kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần”, mẹ cháu L.C chia sẻ.
TS.BS Bùi Phương Thảo – Phó khoa Nội tiết- Chuyển hoá - Di truyền, BV Nhi Trung ương cho biết, những trường hợp như trên hiện nay không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, các bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, mà nên đưa con đến thăm khám, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp với từng bệnh nhi.
“Ví dụ như trường hợp của cháu L.C., khi phụ huynh phát hiện những biểu hiện của cháu như vậy đã rất lo lắng. Nhưng qua kiểm tra chúng tôi thấy cháu C. không có gì bất thường về tuổi xương, buồng trứng, tử cung, chưa có lông mu, kinh nguyệt... Chúng tôi chỉ khuyên phụ huynh nên theo dõi thêm. Hơn nữa, không phải trường hợp nào được xác định dậy thì sớm cũng tiêm hóc môn, bởi nếu tiêm không đúng chỉ định sẽ nguy hiểm cho trẻ”, TS Thảo chia sẻ.
Còn nữa....