Chính sách của Trung Quốc với Triều Tiên gây tranh cãi ở trong nước
- Thứ ba - 25/04/2017 20:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dàn xe tăng Triều Tiên tham gia lễ duyệt binh kỷ niệm sinh nhật cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4. Ảnh: AP |
Nhà sử học nghiên cứu chiến tranh Triều Tiên nổi tiếng nhất Trung Quốc Thẩm Chí Hoa, bằng giọng điệu thẳng thừng hiếm thấy, cho rằng Bắc Kinh về cơ bản đã mắc sai lầm trong chính sách đối với bán đảo Triều Tiên. Quan điểm của ông khiến không ít người cảm thấy ngạc nhiên, theo New York Times.
Trung Quốc nên ngả về Hàn Quốc
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông từng so sánh mối quan hệ Trung - Triều giống như "môi hở răng lạnh". Tuy nhiên, trong bài giảng tại một trường đại học ở thành phố Đại Liên hồi tháng trước, nhà sử học Thẩm Chí Hoa lại nói Trung Quốc nên ngả về phía Hàn Quốc và từ bỏ những câu chuyện huyễn hoặc đã giúp củng cố sự ủng hộ của nước này với Triều Tiên từ xưa cũ.
"Nếu đánh giá tình hình hiện tại, Triều Tiên là đối thủ tiềm tàng, còn Hàn Quốc có thể là bạn với Trung Quốc", ông Thẩm nói, theo một bản chép bài thuyết giảng của ông được đăng trên mạng. "Chúng ta phải thấy rõ rằng Trung Quốc và Triều Tiên không còn là chiến hữu và trong ngắn hạn, không có triển vọng cải thiện mối quan hệ Trung-Triều".
Cây bút Chris Buckley từ New York Times nhận định bài giảng ông Thẩm đưa ra là một tiếng nói thách thức công khai và bạo dạn rất đáng chú ý, bởi thực tế là Trung Quốc vốn dĩ không sẵn sàng mạo hiểm cắt đứt quan hệ với Triều Tiên dù rằng chương trình hạt nhân nước này theo đuổi đang gây căng thẳng ở Đông Bắc Á cũng như những khu vực bên ngoài khác. Quan điểm của ông Thẩm đã một lần nữa thổi bùng lên cuộc tranh luận về việc liệu chính phủ Trung Quốc có nên từ bỏ chính sách bảo trợ lâu nay dành cho Triều Tiên hay không.
"Lập trường truyền thống của Trung Quốc xem Mỹ là mối đe dọa lớn hơn nhiều so với Triều Tiên. Nhưng những người ủng hộ thay đổi cũng lên tiếng mạnh mẽ. Họ lập luận rằng Triều Tiên là một gánh nặng ngày càng lớn", Bonnie S. Glaser, chuyên gia chính sách đối ngoại Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), cho biết.
Suốt nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã cố gắng giữ gìn mối quan hệ với Triều Tiên như là một đối tác hay một tấm lá chắn chiến lược ở Đông Bắc Á ngay cả khi các lãnh đạo Triều Tiên hiện trở nên khó đoán hơn trước. Dù vậy, những năm gần đây, Trung Quốc cũng cố gắng xoa dịu Mỹ, xây dựng quan hệ thương mại và chính trị với Hàn Quốc, đồng thời phần nào góp tiếng nói giúp kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân Triều Tiên.
Nhưng khi Triều Tiên vẫn liên tục nâng cấp tên lửa và đầu đạn hạt nhân, mở ra khả năng một ngày nào đó, nước này có thể tấn công Mỹ, cách tiếp cận trung gian của Trung Quốc ngày càng nguy hiểm.
Triều Tiên duyệt binh kỷ niệm sinh nhật lãnh tụTriều Tiên cuối tuần trước không tiến hành thử hat nhân lần thứ 6 như đồn đoán và vụ thử tên lửa của nước này hôm 16/4 cũng thất bại. Nhưng những lần thử tiếp theo dường như chỉ là vấn đề thời gian.
Trước những căng thẳng đang gia tăng trên bán đảo Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thúc ép Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gây áp lực mạnh hơn lên Bình Nhưỡng.
"Thời kỳ kiên nhẫn chiến lược đã qua", Phó tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố trong cuộc họp báo ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 17/4.
"Tổng thống và tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng Trung Quốc sẽ xử lý đúng đắn vấn đề Triều Tiên nhưng nếu Trung Quốc không thể xử lý, Mỹ và các đồng minh sẽ làm", ông Pence nhấn mạnh.
Trung Quốc đã ngưng nhập khẩu than từ Triều Tiên từ tháng 2/2017, cắt đi một nguồn thu quan trọng của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, Trung Quốc nhất quyết không cắt đứt giao thương với Triều Tiên và cuộc tranh cãi về việc làm thế nào để cân bằng quan hệ với giữa Bình Nhưỡng, Seoul và Washington đang trở nên gay gắt hơn, cây bút Chris Buckley bình luận.
Phó tổng thống Mỹ chỉ trích Triều Tiên 'khiêu khích'