Bắt tướng quân đội, ông Tập Cận Bình điệu hổ ly sơn
- Thứ ba - 30/08/2016 13:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cùng ngày, vợ và thư ký của ông này cũng bị bắt ở Bắc Kinh. Ngoài ra, cựu thư ký của Bình, Tướng Tô Hải Huy, cũng bị bắt giữ. Nguồn tin nội bộ cho biết, Bình bị bắt vì “vi phạm kỷ luật đảng”, từ dùng để ám chỉ việc phạm tội tham nhũng.
Bình trước đây là thân tín của Chu Vĩnh Khang. Bình từng là Tư lệnh Tổng cục Cảnh sát Vũ trang, một bộ phận của quân đội nhưng trực tiếp chịu trách nhiệm trước Chu Vĩnh Khang. Một nguồn tin khác cho biết, Bình là đồng phạm cấp dưới của Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng.
Vương Kiến Bình sinh năm 1953 tại Liêu Ninh. Bình là thượng tướng đương chức đầu tiên bị bắt kể từ khi ông Tập Cận Bình triển khai chiến dịch “đả hổ” quy mô lớn trong quân đội năm 2013 tới nay.
“Điệu hổ ly sơn”
Theo tờ Minh Kính, Bình là một trong 6 người được Chủ tịch Quân ủy Trung ương Hồ Cẩm Đào ký lệnh phong quân hàm Thượng tướng ngày 30/7/2012. Hôm đó chính Phó chủ tịch Quân ủy Tập Cận Bình trao quân hàm.
Tuy vẫn bắt tay bình thường, nhưng ông Tập Cận Bình đã có sẵn kế hoạch điều chỉnh, chỉnh đốn Quân ủy và lực lượng cảnh sát vũ trang – “đội quân cận vệ” có nhiệm vụ bảo vệ cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước.
Sau khi Chu Vĩnh Khang bị quật ngã, ông Tập Cận Bình lập tức bắt tay làm cuộc đại phẫu đối với lực lượng này. Tháng 12/2014, cả Tư lệnh Vương Kiến Bình lẫn Chính ủy Hứa Diệu Nguyên đều bị điều chuyển. Bình lên làm Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách huấn luyện.
Dư luận khi đó bàn tán xôn xao, vì việc cùng lúc thay thế tư lệnh và chính ủy một đơn vị lớn là bất bình thường trong quân đội. Sau này mới rõ đó là kế “điệu hổ ly sơn” của ông Tập Cận Bình, tách Vương Kiến Bình, người được coi là thân tín của Chu Vĩnh Khang, khỏi đại bản doanh để thanh lọc “đội quân cận vệ”.
Nguyên nhân bị bắt
Hãng thông tấn Bác Văn cho biết, nguyên nhân trực tiếp khiến Vương Kiến Bình bị bắt là tham nhũng. Trong thời gian làm Tư lệnh Cảnh sát vũ trang, hầu hết công trình xây dựng của lực lượng này đều do con trai Bình là Vương Tranh bao thầu hoặc “tái phân phối” cho các nhà thầu khác.
Khoảng 9 trong số 14 nhà trường của lực lượng cảnh sát vũ trang do một tay Vương Tranh nhận thầu xây dựng. Bình biết rõ nhưng lờ đi để cho con trai kiếm chác. Hiện con trai Bình cũng đã bị bắt. Theo tính toán “khiêm tốn” nhất, tổng số tài sản của người này cũng tới 2 tỷ NDT (7.000 tỷ VND).
Một nguồn tin khác cho biết, Vương Kiến Bình cũng liên quan đến tướng Lưu Chiếm Kỳ, cựu Cục phó Hậu cần Tổng cục Cảnh sát vũ trang, sau là Tư lệnh Cảnh sát vũ trang giao thông, bị điều tra từ tháng 11/2014 và chuyển giao Viện Kiểm sát quân sự xử lý hồi tháng 5/2015.
Theo Ngô Tuyết
Vietnamnet