Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


B-1B Mỹ bay vài vòng kê thuốc an thần cho đồng minh

B-1B Mỹ bay vài vòng kê thuốc an thần cho đồng minh
Mỗi dịp đồng minh bị đe dọa, Mỹ đều điều máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1B Lancer tới khu vực ảnh hưởng song "đâu vẫn hoàn đấy".

Sáng 13/9, hai máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 Lancer của Mỹ đã bay trên bầu trời Hàn Quốc.

Reuters cho rằng, đây vẫn là động thái phô diễn sức mạnh và tinh thần đoàn kết của Washington với đồng minh trong bối cảnh căng thẳng gia tăng sau vụ thử hạt nhân thứ 5 của CHDCND Triều Tiên hôm 9/9.

Hai máy bay B-1 Lancer đã bay ở tầm thấp trên căn cứ không quân Osan tại Hàn Quốc, cách Khu phi quân sự 77 km và cách Thủ đô Seoul khoảng 40 km.

Một chiếc B-1B Lancer bay cùng các chiến đấu cơ bên trên căn cứ không quân Osan. Ảnh: AP

Trước đó, Hãng thông tấn Yonhap đưa tin, theo dự kiến ban đầu, chuyến bay trên được thực hiện vào ngày 12/9 song phải hoãn lại do điều kiện thời tiết ở đảo Guam không thuận lợi để máy bay cất cánh.

Bộ chỉ huy các lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc (USFK) cho biết hai chiếc B-1B Lancer sẽ hoạt động chung với máy bay F-15K và chiến đấu cơ F-16 của Mỹ sẽ lượn trên bầu trời Hàn Quốc.

Mỹ luôn thể hiện cam kết kề vai sát cánh cùng đồng minh Hàn Quốc trước thách thức an ninh từ Triều Tiên bằng cách đưa máy bay ném bom B-1B Lancer ra "dọa".

Cuối tháng 8, Bộ chỉ huy khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM) thông báo, Bộ Quốc phòng nước này đã lần đầu tiên trong 10 năm điều động đến Thái Bình Dương phi đội máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.

Những chiếc máy bay ném bom đã được điều động đến căn cứ Andersen trên đảo Guam, thuộc quần đảo Mariana (thuộc sở hữu của Hoa Kỳ), nhằm thay thế các máy bay ném bom thế hệ cũ là B-52. Đồng thời, Lầu Năm Góc còn điều thêm 300 nhân viên không lực để bảo trì máy bay.

Tuy nhiên, những gì mà máy bay ném bom chiến lược này mang lại thực sự không như mong đợi.

Hồi tháng 8/2016, không quân Mỹ đã triển khai một máy bay ném bom B-1B Lancer đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để có thể kịp thời phản ứng trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Và tới hôm 9/9 vừa qua, Triều Tiên vẫn bất chấp mọi ngăn cản từ các bên để phóng thử quả tên lửa này.

Hơn nữa, theo các chuyên gia quân sự, thực chất việc triển khai B-1B tới đảo Guam là ý đồ Mỹ nhằm kiềm tỏa Trung Quốc- đối thủ chính của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận định rằng, khả năng của B-1B thực sự không mấy ấn tượng.

Trước đây, về mặt lý thuyết, các máy bay ném bom có ​​khả năng không kích Đại lục từ căn cứ quân sự này không nằm trong tầm bắn của các tên lửa Trung Quốc, nhưng hiện nay căn cứ Guam chỉ có thể được coi là "an toàn tương đối", trước sự xuất hiện của các tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc.

Theo tuyên bố của các chuyên gia quân sự Trung Quốc, hòn đảo này hiện đã nằm trong tầm bắn các tên lửa đạn đạo tầm trung thế hệ mới nhất của nước này là DF-26 và các tên lửa hành trình từ các khu trục hạm Type 052D, có khả năng vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa.

Còn chuyên gia Nga thì cho rằng, máy bay ném bom B-1B thực sự đã cũ và "bất lực" trước hệ thống phòng không hiện đại và điều đó đã rõ từ… 40 năm trước, trước khi máy bay bắt đầu được sản xuất hàng loạt.

Ngoài ra, Mỹ đã tháo dỡ các thiết bị được sử dụng cho vũ khí hạt nhân khỏi máy bay ném bom B-1. Như vậy có nghĩa là, "máy bay ném bom chiến lược cho các cuộc xung đột cục bộ" không phải là một yếu tố quyết định trong cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn với Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định rằng, Washington chỉ có thể chiếm ưu thế trước Bắc Kinh nếu sử dụng toàn bộ các máy bay ném bom chiến lược tàng hình B-2 và máy bay chiến thuật tàng hình thế hệ 5 là F-22 và F-35, còn B-52 và B-1 thì rất khó vượt qua khả năng phòng thủ của Trung Quốc.

Theo Ngọc Dương (Tổng hợp)

Đất Việt

Nguồn tin: dantri.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây