Việt Nam được, mất gì khi tham gia CPTPP?
- Thứ bảy - 10/03/2018 00:59
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Với CPTPP, mức tăng trưởng cao nhất về sản lượng dự tính sẽ thuộc về các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; dệt may cùng với tăng trưởng vừa phải ở một số tiểu lĩnh vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Xuất khẩu tăng dự kiến sẽ đạt cao nhất ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá; may mặc, hàng da; hóa chất, sản phẩm da và nhựa; thiết bị, phương tiện vận tải; máy móc, thiết bị khác. Nhập khẩu dự kiến sẽ tăng ở tất cả các ngành.
Ảnh minh hoạ: Internet
Đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽ giúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,50 USD/ngày so với kịch bản cơ sở. Tất cả các nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi, nhưng mức lợi ích đạt được sẽ cao hơn ở nhóm lao động trình độ cao thuộc tốp 60% nhóm phân bổ thu nhập cao nhất.
Ngành xuất khẩu có mức giảm ròng lớn nhất sẽ là nông nghiệp với mức giảm 1,6 tỷ USD; sản xuất công nghiệp khác giảm 1,2 tỷ USD, thiết bị điện giảm 0,5 tỷ USD, kim loại giảm 0,4 tỷ USD.