Toàn cảnh vụ bê bối lịch sử của Facebook khiến Mark Zuckerberg bị đề nghị từ chức
- Thứ bảy - 24/03/2018 22:43
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Ngày 17/3 vừa qua, việc Facebook để lộ thông tin của hơn 50 triệu người dùng Mỹ đã gây nên một cú sốc cho toàn thế giới. Cụ thể, Facebook đã cho công ty phân tích Cambridge Analytica thu thập số dữ liệu này thông qua một ứng dụng rồi sử dụng chúng trái phép trong việc chiến dịch bầu cử ở Mỹ.
Facebook đang phải đối mặt với vụ bê bối lớn nhất lịch sử
Năm 2014, nhà nghiên cứu Aleksandr Kogan đã phát triển một ứng dụng test tính cách có “This is your digital life”. Ứng dụng này yêu cầu người dùng tải về để sử dụng, cấp quyền truy cập dữ liệu Facebook cá nhân và của bạn bè. Như vậy, trung bình với một người tham gia bài test, Cambridge Analytica sẽ thu được dữ liệu của ít nhất 160 người trong danh sách bạn bè của họ. Số dữ liệu này sau đó được Kogan đưa cho SCL Group và Cambridge Analytica để họ sử dụng cho mục đích hỗ trợ cử tri.
Aleksandr Kogan – tác giả của ứng dụng “This is your digital life”
Năm 2016, Cambridge Analytica được thuê để phục vụ việc tranh cử của ông Donald. Công ty này cũng có mối quan hệ thân thiết với những người ủng hộ cho ông Trump, đặc biệt là gia đình Robert Mercer. Với dữ liệu của hơn 50 triệu người dùng, họ đã góp phần giúp đưa ông Trump lên “ngai vàng”.
Sau khi thông tin về vụ bê bối bị bại lộ, ngày 20/3, CEO của Cambridge Analytica – ông Alexander Nix đã bị cách chức tạm thời. Phía công ty sẽ tiến hành điều tra toàn diện và độc lập. Còn ở Facebook, giám đốc bảo mật Alex Stamos đã bị cắt giảm chức vụ.
CEO Cambridge Analytica - Alexander Nix
Giám đốc bảo mật của Facebook - Alex Stamos
Facebook đang đối mặt với án phạt 2.000 tỷ USD
Theo trang Bloomberg News, ủy ban giao dịch liên bang Hoa Kỳ đã bắt đầu triển khai điều tra đối với Facebook, chủ yếu nhắm vào việc liệu Facebook có làm trái lệnh hòa giải năm 2011 hay không. Căn cứ theo lệnh này, mỗi lần vi phạm sẽ phải nộp phạt 40.000 USD. Nhân lên với con số 50 triệu người dùng, Facebook sẽ có nguy cơ “bốc hơi” 2.000 tỷ USD.
Ủy ban giao dịch liên bang Hoa Kỳ
Cũng trong ngày 20/3, các quan chức ở Anh cũng đã triển khai điều tra đối với Facebook. Cơ quan giám sát Anh còn yêu cầu dừng tiến hành kế hoạch kiểm tra Cambridge Analytica của Facebook. Antonio Tajani – chủ tịch nghị viện châu Âu cũng khẳng định: “Việc Facebook sử dụng sai lệch dữ liệu người dùng là hành động xâm phạm quyền riêng tư của công dân, không thể chấp nhận”. Đồng thời, ông còn cho biết nghị viện sẽ tiến hành điều tra toàn diện về cáo buộc lần này. Về phía Facebook, hãng này sẽ giao nộp bản báo cáo giản lược cho Ủy ban quốc hội Mỹ trong tuần này.
Do vụ bê bối lần này, cổ phiếu Facebook đã sụt giá 2 phiên liên tiếp, cụ thể là 6,77% vào hôm thứ hai và 2,56% vào hôm thứ ba. Như vậy, Facebook đã “bốc hơi” khoảng 60 tỷ USD. Những người anh em cùng ngành khác như Alphabet, Snap và Twitter cũng sụt giá cổ phiếu trong cùng ngày.
Diễn biến cổ phiếu Facebook tính đến ngày 21/3
Mark Zuckerberg mất chỗ đứng?
Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Jason Calacanis vừa qua đã có đôi lời nhận xét về CEO Facebook trên CNBC. Ông cho rằng Mark Zuckerberg có biểu hiện quá tệ trong vụ khủng hoảng này, “bị mất phương hướng”, “thất bại hoàn toàn trong việc lãnh đạo” và có lẽ nên sớm nhường vị trí lãnh đạo cho COO Sheryl Sandberg.
Mark Zuckerberg đã chính thức lên tiếng xin lỗi người dùng và đưa ra nhiều hành động thiết thực để cứu vãn đế chế đang trong tình trạng lâm nguy
Ngày 20 vừa qua, Facebook đã mở hội nghị khẩn cấp trong nội bộ, cho phép nhân viên tham gia đặt câu hỏi. Tuy nhiên, CEO và COO Facebook đều không có mặt. Sau đó, Mark Zuckerberg đã xuất hiện trên kênh CNN để đưa ra lời xin lỗi chính thức với người dùng. Vị tỷ phú trẻ thừa nhận Facebook đã không bảo vệ tốt dữ liệu người dùng, đồng thời cam kết sẽ không bao giờ để tình trạng này tái diễn. “Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ thông tin của các các bạn. Nếu không làm được thì chúng tôi không xứng đáng phục vụ các bạn” – Mark bày tỏ.
COO Sheryl Sandberg cũng bày tỏ sự hối hận khi vụ việc lần này đã làm phụ lòng tin của người dùng. Trước mắt, Facebook sẽ áp dụng các biện pháp liên quan để ngăn ngừa những tình huống tương tự phát sinh. Sau lời xin lỗi của Mark Zuckerberg, cổ phiếu Facebook đã tăng nhẹ lên khoảng 0,74%.
“Mất bò mới lo làm chuồng”, liệu Facebook có giành lại được niềm tin của người dùng?
Bên cạnh việc xin lỗi người dùng, Mark Zuckerberg cũng đưa ra nhiều hành động thiết thực để cứu vãn đế chế đang trong tình trạng lâm nguy. Cụ thể, Facebook sẽ điều tra các app (ứng dụng) có thể lấy thông tin người dùng và các app khả nghi, hạn chế quyền truy cập dữ liệu của các nhà khai thác ứng dụng, gửi cảnh cáo cho người dùng bị app lạm dụng dữ liệu.
Facebook cũng thay đổi dữ liệu đăng nhập. Những app chưa được xét duyệt kỹ sẽ chỉ nhìn thấy tên, ảnh và hòm thư của người dùng. Trong trường hợp người dùng không sử dụng app trong 3 tháng, Facebook sẽ tắt quyền hạn truy cập dữ liệu của app. Ngoài ra, Facebook còn tăng mức thưởng cho người dùng phát hiện app truy cập dữ liệu cá nhân bất hợp pháp.
Hiện nay, nhiều người dùng tại Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung đang lên tiếng tẩy chay Facebook. Lời kêu gọi này đã được nhiều người hưởng ứng qua các trang mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp. Hy vọng rằng với những động thái sửa đổi kịp thời này, Facebook sẽ trụ vững và nhanh chóng vượt qua thời kỳ khủng hoảng.
Chủ nhật vừa qua Facebook kỷ niệm sinh nhật thứ 14 của mình.