Chào "thượng đế", đào cổ thụ về vườn được chăm sóc thế nào?
- Chủ nhật - 04/03/2018 09:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chủ vườn đào Nhật Tân tiết lộ chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho các gốc đào cổ thụ giá trăm triệu.
Có mặt tại vườn Đào Nhật Tân trong những ngày này, đâu đâu phóng viên Dân Việt cũng thấy tấp nập, hối hả, người cái cuốc, cái kéo, người đòn gánh trên tay
Như thường lệ, từ mùng 10 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng trăm, các cây đào thế từ khắp các ngả lại được chủ vườn tìm, đưa trở về vườn để kịp chăm sóc.
Với những người làm vườn, Tết xong là thời điểm bận rộn nhất trong năm, bởi họ vừa phải đi thu gom lại gốc đào, vườn vừa phải thuê người chăm sóc, tạo dáng cho cây.
Ông Nguyễn Văn Nghiêm, người có thâm niên trồng đào trên dưới 50 năm ở Nhật Tân cho biết: "Sau khi cây được chuyển trở lại vườn sẽ đươc cắt tỉa, thay đất mới, chờ khoảng 2 tháng sau cây lên mầm lại sửa lại, trải dài trong năm cứ như vậy sửa khoản 4 lần, sau đó đến khoảng tháng 10 âm lịch chúng tôi sẽ tiến hành hãm cho cây ra bông, đồng thời đảo lại cây cho ra rễ non và sau đó là tuốt lá để cây tập trung nuôi hoa và phục vụ tết."
Không khí lao động, chăm sóc cây tại đây đang đang rất nhộn nhịp, khẩn trương, các thợ vườn chăm chút cho từng gốc đào.
Một gốc đào trị giá 700 triệu đồng đã được chủ vườn thay đất mới, chăm sóc với chế độ đặc biệt để chờ đến mùa xuân mới phục vụ khách hàng.
Cùng lúc tái sinh đào thế, người dân cũng bắt đầu ghép những mắt đào cho gốc đào rừng Sơn La, Mộc Châu, Lào Cai mới về Nhật Tân.
Anh Nguyễn Quốc Hùng - một người dân trồng đào tại làng đào Nhật Tân chia sẻ: “Để đảm bảo đào được trùng tu và nuôi dưỡng lại tốt thì người chơi đào trước ngày mùng 10 tháng Giêng nên đưa cây trở lại vườn để cho thợ cây chăm sóc, cắt tỉa, thay đất... vì lúc này cây vẫn còn khỏe, nếu để lâu hơn cây đào sẽ yếu và khó chăm sóc hơn, không phát triển tốt".