Bí quyết thành công của tỷ phú từng vượt mặt Warren Buffett, 3 lần từ chối Tổng thống Mỹ
- Thứ bảy - 24/03/2018 22:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Khi nhậm chức tổng thống Mỹ, ông Donald Trump đã 3 lần mời vị tỷ phú này đảm nhiệm vị trí bộ trưởng bộ tài chính , nhưng kết quả đều bị từ chối. Sau đó, trước sự kiên trì thuyết phục của Donald Trump, ông đã nhận lời làm cố vấn đặc biệt. Tuy nhiên, ông cũng đã tuyên bố từ chức chỉ sau chưa đầy một năm. Người đàn ông này chính là tỷ phú Phố Wall – Carl Icahn.
Chân dung tỷ phú Phố Wall Carl Icahn
Cái tên Carl Icahn là “khách quen” của các bảng xếp hạng tỷ phú trên Forbes. Ông từng lọt top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới trong thời kỳ đỉnh cao. Năm 2017, ông xếp thứ 55 thế giới với tổng tài sản 16,6 tỷ USD. Từ năm 1968 đến 2011, tỷ suất hoàn vốn của Carl Icahn luôn vượt mức 31%, trong khi công ty của ông trùm đầu tư Warren Buffett chỉ đạt mức 20%.
Ông từng vượt mặt Warren Buffett trong cuộc đua chứng khoán
Carl Icahn từng gia nhập quân ngũ khi còn trẻ. Sau khi xuất ngũ, ông trở thành nhà quản lý cổ phiếu ở Phố Wall. Sau thất bại đầu tiên dẫn đến trắng tay, Carl Icahn quyết tâm bắt đầu lại từ con số 0. Ông tự học kế toán, phân tích chứng khoán… để bổ sung kiến thức chuyên ngành. Năm 30 tuổi, Carl Icahn đã sở hữu một công ty riêng. Thay vì đầu tư vào khoa học công nghệ như số đông lúc bấy giờ, ông lựa chọn các ngành nghề truyền thống và thu về lợi suất trung bình hàng năm 21,6% trong 5 năm.
Khi thị trường chứng khoán nhỏ bé không còn thỏa mãn Carl Icahn, ông bắt đầu tìm ra một cách kiếm tiền khác hiệu quả hơn: mua bán sáp nhập theo kiểu thâu tóm thù địch (hostile takeover). Ông chọn mua những công ty tụt hậu trong quản lý, thiếu sức cạnh tranh rồi cải tạo lại. Tới khi công ty khởi sắc, giá cổ phiếu tăng mạnh, ông sẽ bán cổ phiếu và thu được khoản lợi khổng lồ. Chưa dừng ở đó, ông sẽ tìm cách kiểm soát công ty, ép họ chia tách quyền, thanh lý tài sản, chèn ép các tầng lớp quản lý để tối đa hóa lợi ích thu được, khiến họ phải tuyên bố phá sản. Nhiều ông lớn một thời như Yahoo!, Motorola và Time Warner đều từng bị Carl Icahn “tấn công”.
Những công ty khác nếu không muốn quyền kiểm soát rơi vào tay Carl Icahn thì chỉ có một cách duy nhất: mua lại cổ phiếu với giá cao từ tay Carl Icahn. Đối với CEO của những công ty đã được niêm yết giá, Carl Icahn giống như một “tên cướp” đến bất ngờ, khiến họ phải ngoan ngoãn giao nộp tiền chuộc khổng lồ để giữ ghế. Nếu định nghĩa theo thuật ngữ chuyên ngành thì đây chính là Greenmail – hành động hiện đã bị cấm tại Mỹ.
Hiện nay, Carl Icahn đang quản lý công ty Icahn Enterprises LP (IEP) và giao dịch thông qua doanh nghiệp này. Phạm vi đầu tư của IEP bao gồm xe hơi, năng lượng, thu hồi kim loại, bất động sản.
Khi được hỏi về bí quyết đầu tư thành công, Carl Icahn cho biết: “Quan điểm chung của mọi người thường sai. Nếu bạn đi theo số đông, thành công sẽ rời xa bạn. Vì vậy, những công ty tôi mua đều không nổi bật, không được yêu thích. Đặc biệt nếu sản nghiệp của họ bị “thất sủng” trong mắt đám đông sẽ càng tốt hơn”.
Từ cậu bé đam mê khám phá mọi thứ xung quanh, Bezos đã xây dựng Amazon.com thành đế chế Internet.