Xem trận chung kết U23 Việt Nam thế nào để không hại cho sức khỏe?
- Thứ bảy - 27/01/2018 14:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Vào 15h ngày 27/1, các cầu thủ U23 Việt Nam sẽ đá trận chung kết đối đầu với Uzbekistan, PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội chia sẻ cách xem bóng đá để không nguy hại đến sức khỏe.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội
Xem để giải trí
Khi xem bóng đá để giải trí, ủng hộ và không quá kỳ vọng thì rất tốt cho sức khỏe.
Đừng cay cú
Nếu xem bóng đá theo chiều hướng cá độ, mất nhà, mất cửa dẫn tới tâm lý cay cú thì cực hại tới sức khỏe. Cá độ, cờ bạc cũng có thể gây ra sự phấn khích và nghiện. Nhưng điều này trái ngược với sự phấn khích khi xem bóng đá. Nhất là khi bị thua có thể đốt nhà, nhảy cầu tự tử. Đó chính là mặt trái của cờ bạc và cá độ không còn có ý nghĩa giải trí khi xem bóng đá.
Tuy nhiên không ít người vẫn lo ngại bị nhồi máu cơ tim, sốc tim, loạn nhịp tim khi xem những trận bóng đá quá gay cấn.
Không thức đêm để cổ vũ
Những người thiếu ngủ lâu ngày thường có biểu hiện mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nóng nảy, cáu bẳn, uể oải, tinh thần sa sút, nếu nặng có thể dẫn đến đột quỵ.
Do đó, cần sắp xếp thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí và sinh hoạt hợp lý. Nếu thức quá khuya xem, cổ vũ bóng đá, chu kỳ sinh học sẽ bị đảo lộn. Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến rối loạn stress , rối loạn trầm cảm hoặc những rồi loạn phức tạp hơn.
Có thể bị trụy tim khi xem trận bóng đá kịch tích?
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội cho biết, trong những ngày U23 Việt Nam thi đấu bóng đá, bệnh viện luôn phân công trực 24/7. Tới nay, bệnh viện không ghi nhận trường hợp nào tới cấp cứu hoặc gọi tư vấn cấp cứu liên quan tới tim mạch do bóng đá gây ra.
Quang Hải tỏa sáng trong trận bán kết
Hai trận bóng trước bệnh viện vẫn tổ chức cho các bệnh nhân xem đá bóng, tạo điều kiện để bác sĩ và bệnh nhân cùng xem và gần gũi nhau hơn. Chỉ có một số bệnh nhân đang nằm hồi sức, thở máy thì không thể xem được. Còn tất cả các bệnh nhân đi lại được thì đều có thể xem bóng đá như thường. Trong cả trận đấu bệnh nhân như trở thành người bình thường không còn kêu ca khó thở, đau ngực.
Điều PGS. Tuấn lo ngại nhất sau mỗi trận bóng đó chính là ăn mừng chiến thắng uống quá chén mà gây tai nạn giao thông.
Cũng theo BS Tuấn, bóng đá có tác dụng giúp cho tim hoạt động tốt, cho chúng ta sống khỏe mạnh, yêu đời và gần gũi nhau hơn. Trong niềm vui chiến thắng chúng ta bỏ qua tất cả các rào cản xã hội, cả Việt Nam là một. Đây là hiệu quả cực kỳ quan trọng của bóng đá, không chỉ là môn thể thao mà là sự gắn kết.
PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn lý giải, khi vui, cơ thể tiết một loại hóc môn hóc vui vẻ, hưng phấn giúp cho tim đập nhanh hơn, lòng mạch giãn ra và máu đi nuôi cơ thể cũng nhiều hơn.
“Nghẹt thở, vỡ òa, đau tim…khi xem một trận bóng kịch tính đó hoàn toàn là cảm xúc. Trong thời khắc đó trái tim của người thường và người mắc bệnh vẫn chịu được. Nói một cách dễ hiểu hơn trái tim chúng ta được tập luyện sức khỏe cho tim sau mỗi trận bóng để hoạt động tốt hơn”, TS. Tuấn nói.
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết, có thể cải thiện giảm tim đập nhanh, hồi hộp bằng thực phẩm.