Vì sao đừng nói dối trẻ ông già Noel là có thật?
- Thứ năm - 24/11/2016 14:32
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Viết trên tờ The Lancet Psychiatry, Chuyên gia tâm lý Christopher Boyle và nhà khoa học xã hội, TS Kathy McKay cho biết: “Nếu phụ huynh có thể nói dối về một điều gì đó quá đặc biệt và huyền diệu, liệu trẻ có thể tiếp tục tin vào người bảo vệ lẽ phải và sự thật?”
Ngoài ra, họ đề nghị phụ huynh không nên cho rằng làm như vậy là nghĩ cho trẻ mà thực tế đó là mong muốn ích kỷ, muốn trở lại thời thơ ấu của chính mình.
Ủng hộ những tuyên bố này, GS Boyle, từ ĐH Exeter cho biết: “Tất cả trẻ cuối cùng sẽ phát hiện ra là cha mẹ mình liên tục nói dối trong nhiều năm, và điều này khiến trẻ tự hỏi không biết cha mẹ có nói dối những điều khác không?”.
TS McKay từ ĐH New England ở Úc cho biết có bằng chứng ràng từ phim ảnh và tivi rằng người lớn luôn mong muốn có cơ hội trở lại thời thơ ấu.
“Sự tồn tại của các fan hâm mộ lớn tuổi với những câu chuyện như Harry Potter, Star Wars và Doctor Who chứng minh mong muốn quay trở lại thời thơ ấu này”.
Trong một bài báo có tiêu đề: “Sự nói dối ngọt ngào” các tác giả viết: “Có lẽ sự vi phạm đạo đức lớn nhất của lời nói dối về ông già Noel chính là sự thật một ngày nào đó niềm tin sẽ biến mất”.
“Tất cả trẻ em cuối cùng cũng phát hiện ra rằng cha mẹ của chúng đang “ngang nhiên” và liên tục nói dối trong nhiều năm. Trẻ em có thể tìm thấy sự thật thông qua bên thứ ba hoặc thông qua chính cha mẹ, tất cả đều có ảnh hưởng tới niềm tin tồn tại giữa trẻ và cha mẹ.
“Nếu những người lớn đã nói dối về ông già Noel, mặc dù với ý tốt, họ còn nói dối điều gì nữa? Nếu ông già Noel không có thật vậy nàng tiên có thật không, có phép thuật không, có Chúa không? Một loạt câu hỏi tương tự sẽ được đặt ra.
Các nhà nghiên cứu kết luận: “Nhiều người có thể từng khát khao những điều hư cấu là có thật. Điều đó có thể xảy ra khi cuộc sống khắc nghiệt đòi hỏi phải tạo ra điều gì đó tốt đẹp hơn để tin tưởng, để hi vọng vào tương lai hoặc để trở về thời thơ ấu xa xưa”.
Hà Ngân
Theo Independent