Tinh dịch màu vàng - Có phải là bệnh?
- Thứ bảy - 19/08/2017 08:13
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mặc dù điều này không phải lúc nào cũng đáng lo ngại nhưng trong một số trường hợp, thay đổi màu tinh dịch có thể là dấu hiệu về tình trạng sức khỏe tiềm ẩn.
Tinh dịch là hỗn hợp dịch được phóng ra khi hoạt động tình dục của nam giới đạt đến đỉnh điểm (cực khoái). Một số tuyến và các cơ quan sinh sản nam có trách nhiệm sản xuất tinh dịch và vận chuyển nó để xuất tinh như tinh hoàn, mào tinh hoàn, túi tinh, tuyến tiền liệt, các tuyến thượng thận và ống niệu đạo. Mỗi bộ phận của cơ quan sinh dục nam và các tuyến đều đóng một vai trò trong xuất tinh. Sự suy giảm chức năng của một hoặc nhiều cơ quan này có thể dẫn đến thay đổi màu tinh dịch.
Sự thay đổi màu sắc tinh dịch có thể không thường xuyên hoặc chỉ 1 lần. Nếu nhiều hơn, người đàn ông có thể nhận thấy sự thay đổi này.
Nguyên nhân tinh dịch vàngNước tiểu trong tinh dịch: Tinh dịch di chuyển qua niệu đạo, là ống dẫn nước tiểu đi qua. Có thể một số nước tiểu màu vàng trộn lẫn với tinh dịch làm tinh dịch màu vàng đục.
Bệnh vàng da: Bệnh vàng da gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể sản xuất ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Bệnh vàng da có thể khiến da và tinh dịch có màu vàng.
Những chất tạo màu trong thực phẩm có thể ảnh hưởng tới màu sắc tinh dịch.
Các tế bào bạch cầu cao bất thường: Viêm nhiễm có thể tạo ra tình trạng bạch cầu tăng cao trong máu. Chúng có thể được giải phóng thông qua tinh dịch, một tình trạng được gọi là pyospermia hoặc leukocytospermia và gây ra tinh dịch màu vàng. Đây có thể là kết quả của một nhiễm trùng.
Các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như Chlamydia, bệnh mụn rộp hoặc bệnh lậu có thể gây ra tinh dịch vàng. Trong trường hợp này, tinh dịch cũng có thể có mùi khó chịu.
Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn thực phẩm chứa phẩm màu có thể gây ra tinh dịch vàng. Mùi của tinh dịch cũng có thể thay đổi nếu một người đàn ông ăn các thức ăn có mùi mạnh như tỏi, hành, măng tây hay bông cải xanh.
Xuất tinh không thường xuyên: Nếu không xuất tinh trong một thời gian, tinh dịch có nhiều khả năng sẽ lẫn với nước tiểu.
Điều trị thế nào?Điều trị tinh dịch có màu bất bình thường sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân.
Nếu do nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê toa kháng sinh hoặc thuốc kháng virut. Trong trường hợp này, bệnh nhân nên tránh tiếp xúc tình dục cho đến khi khỏi bệnh, nếu không có thể lây nhiễm sang bạn tình.
Nếu do trong chế độ ăn uống, nên tránh các loại thực phẩm này. Uống nhiều nước có thể giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng.
Bất thường màu tinh dịch khácTinh dịch cũng có thể là màu khác. Một số thay đổi màu tinh dịch khác cần chú ý bao gồm:
Nâu hoặc đỏ: Đôi khi có thể có tình trạng bị rò rỉ hoặc mạch máu ở túi tinh bị vỡ gây xuất huyết. Điều này có thể gây ra tinh dịch có màu nâu hoặc đỏ. Nếu tinh dịch tiếp tục có màu nâu đỏ sau từ 1 - 2 ngày, nên đi khám bệnh.
Xanh lá cây: Tinh dịch màu xanh lá cây có thể biểu hiện tiềm ẩn nhiễm trùng tuyến tiền liệt hoặc các mô xung quanh. Một người đàn ông có tinh dịch xanh cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.
Lời khuyên của thầy thuốc Tinh dịch thay đổi về màu sắc, kết cấu và thậm chí cả mùi không phải lúc nào cũng là hoàn toàn bất thường. Những yếu tố như chế độ ăn uống, sinh hoạt và khoảng thời gian kể từ lần cuối cùng xuất tinh có thể ảnh hưởng tới điều này. Vì thế, nếu phát hiện tinh dịch màu vàng nhạt, đừng vội lo lắng mà nên theo dõi để loại trừ nguyên nhân. Nên đi khám bác sĩ khi tinh dịch có màu vàng đậm và thường xuyên. Tuy nhiên, khi tinh dịch màu nâu, xám đen, có mùi hôi hoặc có kèm theo các triệu chứng khác của nhiễm trùng hoặc các vấn đề y tế, nhất thiết không được bỏ qua. Nếu một người đàn ông có các triệu chứng khác như da vàng, sốt, tinh dịch có mùi hôi hoặc thấy đau khi xuất tinh, cần đi khám bác sĩ. |
Đàn ông không ngừng tìm kiếm các dấu hiệu trên cơ thể (da, mắt, tay, chân…) để dự đoán nguy cơ mắc các bệnh mãn tính...