Thanh niên mắc chứng bất lực sau khi bị mèo cào
- Thứ hai - 18/09/2017 09:33
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Dailymail đưa tin, bệnh nhân người Bỉ này bị mèo nhà cào. Sau đó không rõ tại sao anh bị đau tinh hoàn, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm trước khi ngủ. Khi tới bệnh viện khám, anh được bác sĩ phát hiện bị “bệnh mèo cào” sau nhiều cuộc kiểm tra.
“Bệnh mèo cào” do một loại vi khuẩn có tên Bartonella henselae có trong miệng và móng mèo gây ra. Vi khuẩn này gây sốt, mệt mỏi, đau đầu và sưng hạch bạch huyết. Trong những trường hợp trầm trọng, nó thậm chí còn có thể gây tử vong vì sưng não và nhiễm trùng tim.
Sau một quá trình trị liệu bằng kháng sinh để chống nhiễm trùng, bệnh nhân đã bình thường trở lại. Tuy nhiên, nhiễm trùng dẫn đến rối loạn cương dương khá hiếm gặp cho đến ca bệnh mới này. Các bác sĩ không thể giải thích tại sao vi khuẩn khiến người thanh niên mất khả năng cương dương.
Trong quá trình trị liệu bằng kháng sinh 3 tuần, các triệu chứng bệnh của người thanh niên nhanh chóng mất đi. Nhưng ngay cả trong giai đoạn những triệu chứng đã dịu xuống, anh vẫn không thể cương dương theo ý muốn cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Theo thống kê, có khoảng 12.000 người Mỹ bị “bệnh mèo cào” mỗi năm. Nhà chức trách cảnh báo rằng vết cắn và cào của mèo có thể gây nhiễm trùng và liệt vĩnh viễn nếu không được chữa trị. Khi bị chó mèo cắn, nên ngay lập tức rửa sạch vết thương dưới vòi nước ấm trong vài phút, ngay cả khi da có vẻ không bị thương. Lấy hết đất cát và vật lạ có trong vết thương và để vết thương hơi chảy máu bằng cách nắm nhẹ. Nếu bị chảy máu nhiều, đặt miếng băng sạch lên vết thương và ấn xuống cầm máu. Sau đó, cần làm khô vết thương và buộc lại bằng khăn, băng sạch. Nên đi khám trừ phi vết thương rất nhỏ. Nên cấp cứu nếu bị thương nặng.
Dù chó gây ra nhiều trường hợp thú cắn người nhất, mèo gây vết thương đâm thủng đưa vi khuẩn vào sâu trong mô, trong khi chó gây vết thương hở tổn hại mô. Do đó vết cào cắn của mèo có nguy cơ gây nhiễm trùng gấp đôi nếu có khả năng.
Bị mèo cào, bé trai 11 tuổi ở Tuyên Quang nhiễm bệnh dại và tử vong sau 3 tháng.