Tê tay khi mang thai, điều trị thế nào?
- Thứ năm - 03/11/2016 10:18
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tê tay chân là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là từ tháng thứ 5-6 cho đến hết thai kỳ. Khi thai lớn, thai phụ cũng tăng cân, đồng thời thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn khiến chân tay dễ bị tê mỏi. Một số thai phụ có dấu hiệu bị phù, gây ra hiện tượng ống cổ tay bị sưng nề gây co kéo các dây thần kinh, làm đầu ngón tay bị tê.
Trong vấn đề dinh dưỡng, sự thiếu hay thừa vitamin đều có thể ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Tuy nhiên phần lớn các vitamin này được cơ thể hấp thu qua ăn uống và sẽ không thiếu nếu chế độ ăn giàu các vitamin và khoáng chất. Ở một số bà mẹ do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng hoặc do nghén nôn nhiều, mắc bệnh đường ruột nên không hấp thu được vitamin và khoáng chất trong thực phẩm dẫn tới bị thiếu hụt thì có thể cần bổ sung ở dạng dược phẩm. Tuy nhiên cần có sự thăm khám và chỉ định của bác sĩ sản phụ khoa bạn ạ. Hơn nữa những tháng cuối thai kỳ do nhu cầu canxi tăng để nuôi thai bà mẹ có thể thiếu canxi nên hay bị chuột rút và tê tay. Nói như thế để bạn hiểu không phải cứ tê tay là uống vitamin nhóm B. Trường hợp của bạn nên đi khám thai định kỳ để được tư vấn về dinh dưỡng cũng như bổ sung vitamin nếu cần theo chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn mang thai khỏe mạnh.
Theo BS. Kim Oanh
Sức khỏe & Đời sống