Nữ hộ sinh tiết lộ 15 sự thật trước, trong và sau khi sinh
- Thứ bảy - 03/06/2017 09:49
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Mặc dù trước đó bạn đã chuẩn bị sẵn tâm lí để có con, nhưng một khi quyết định đó được thực hiện, cuộc sống của bạn sẽ bị đảo lộn hết tất cả. Sau đó, bạn sẽ lên các trang web, diễn đàn và cộng đồng mạng trực tuyến để tìm câu trả lời cho những thắc mắc về thai kì. Với một sự kiện mang tính thay đổi cuộc đời như là mang đến sự sống cho một đứa trẻ, những thông tin và một cộng đồng chia sẻ là điều cần thiết và quan trọng.
Tuy nhiên, khi nhắc đến việc sinh con, các bà mẹ thường dè dặt khi chia sẻ thông tin.
Hiện tại vẫn có những điều có thể xảy ra mà không nằm trong phạm vi kiến thức phổ thông và nhiều người vẫn ngạc nhiên khi nó xảy đến.
1. Bạn cảm thấy như thế nào khi vỡ nước ối?
Thường thì rất khó để nhận ra cảm giác này và đôi khi còn bị nhầm lẫn với những khoảnh khắc bạn bị mất kiểm soát vì khi đó cô bé sẽ bị “ướt”.
Một vài chị em còn nói họ cảm thấy có một tiếng nổ nhỏ.
2. Không phải tất cả chị em đều cảm nhận được cảm giác này khi họ bắt đầu cơn đau đẻ, một vài người thì chỉ cảm nhận 1 lần vì họ được ngâm trong nước để giảm cảm giác đau.
3. Có hai túi nước ối trước và sau:
Túi trước nằm phía trước đầu bé và phía sau đầu là túi sau.
Đôi khi, nước ối từ túi phía sau bị “rò rỉ” nhưng cảm giác ấy sẽ không rõ rệt lắm.
4. Mẹ bị ra dịch nhầy:
Hay còn gọi là nước đầu ối, đó là chất nhầy nằm trong ống cổ tử cung.
Được biết đến để ngăn ngừa viêm nhiễm tử cung, chất nhờn này được tiết ra trước và trong khi đau đẻ.
Nó cho ta biết sắp có sự thay đổi ở cổ tử cung và thường kèm theo có một vài vệt máu.
5. Những cơn đau đẻ phụ thuộc vào điều gì?
Vị trí nằm của bé có thể ảnh hưởng đến vị trí và mức độ cơn đau đẻ của mẹ.
Khi mới bắt đầu, cơn đau cũng chỉ giống khi bạn đang kì đèn đỏ. Một số phụ nữ có thể cảm nhận như có một lực kéo mạnh ở xương chậu và chân.
Nếu bé nằm đối mặt với lưng mẹ, cơn đau sẽ ở phía trước - ngang phần bụng.
Cơn co thắt có thể cảm nhận ở phía trên cổ tử cung trước khi nó trở nên rõ ràng hơn.
Nếu bé nằm quay lưng về phía lưng mẹ (mặt đối diện với bụng mẹ- hay còn gọi tư thế ngôi chẩm sau), mẹ sẽ phải chịu đựng một cảm giác đau lưng ghê gớm.
6. Trong thời gian mẹ đau đẻ, ruột của bé sẽ mở:
Khi thai nhi khó chịu trong lúc mẹ đau đẻ, ruột của bé sẽ mở và thải ra “phân su”- làm nước ối chuyển từ màu vàng nhạt thành xanh hoặc đen.
Phân su là một loại chất dính mềm xanh đen nằm trong ruột bé và xuất hiện khi thai nhi được 16 tuần tuổi. Phân su được hình thành từ những gì bé tiêu hóa khi còn trong bụng mẹ.
7. Cần kiểm tra âm đạo trước khi gây tê màng cứng
Kiểm tra âm đạo giúp xác định chính xác thời gian chuyển dạ của người mẹ. Khi các bác sĩ tiến hành gây tê ngoài màng cứng, người mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình sinh. Tuy còn nhiều tranh cãi về các tác dụng phụ của phương pháp này, nhưng kỹ thuật y học ngày càng phát triển giúp sản phụ và gia đình yên tâm hơn khi quyết định gây tê màng cứng để giảm cảm giác đau đớn khi sinh.
8. Hạn chế sự vận động của bạn:
Một số thuốc epidural cho phép mẹ tự do hoạt động nhưng hầu hết sẽ khiến chân mất đi cảm giác vì áp lực của dịch tĩnh mạch hay tác dụng của thuốc sử dụng lên dây thần kinh đang dần có hiệu quả hơn.
Điều đó có nghĩa bạn sẽ phải nằm yên trên giường.
9. Mẹ sẽ bị tụt huyết áp:
Hệ thống tĩnh mạch sẽ giãn ra để phản ứng lại tác dụng của thuốc gây tê.
Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và bé vì vậy hãy truyền nước (nhỏ giọt) vào các tĩnh mạch cánh tay hay mặt sau của tay.
10. Cần đặt ống thông tiểu trong quá trình sinh mổ
Đa số phụ nữ mang thai không biết điều này, vì vậy các bác sĩ phải thông báo và nhắc nhở để người mẹ sớm chuẩn bị tâm lý.
Ống thông nước tiểu trong suốt quá trình chuyển dạ và nhiều giờ sau đó, gây ra không ít khó chịu cho người mẹ.
11. Cắt dây rốn
Khi đầu của em bé đã chui ra, các bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ ngừng rặn vì trong một số trường hợp, bé bị dây rốn quấn quanh cổ.
Hiện nay, các bác sĩ khuyến khích phương pháp cắt dây rốn chậm cho trẻ
Đối với trẻ sinh non, nếu được cắt dây rốn chậm sẽ giảm nguy cơ bị chảy máu não và tổn thương ruột do đưuọc truyền thêm máu qua nhau thai và có thêm sắt trong máu nên giảm nhu cầu truyền máu. Đối với trẻ sinh đủ tháng bình thường, việc cắt dây rốn chậm cũng mang lại nhiều lợi ích, bé sẽ có quá trình chuyển đổi thuận lợi hơn và hệ hô hấp cũng hoàn thiện hơn
12. Dây rốn rất hiếm khi bị đứt trong quá tình mang thai
Nhưng nó có thể đứt trong khi cố gắng thực hiện giai đoạn 3 - xử lí nhau thai - nếu bị tác động mạnh.
Nếu điều này xảy ra và những cố gắng của người mẹ được xem như vô ích thì nhau thai sẽ phải được loại bỏ bằng tay.
13. Đôi nét về dây rốn:
Dây rốn dày khoảng 2cm, bao gồm các mô liên kết và được bảo vệ trong màng nước ối. Nó bao quanh tĩnh mạch rốn và 2 động mạch của rốn vì vậy nó khá là chắc và cần cắt mạnh.
Tuy nhiên, nếu ngăn chặn hoạt động của dây rốn trước khi cắt sẽ khiến nó ít bị ứ máu và cắt dễ dàng hơn.
14. Hậu sản:
85% các bà mẹ đẻ thường sẽ trải qua những chấn thương tầng sinh môn sau sinh
Nguyên nhân chủ yếu là do trĩ, hoặc do các vết khâu khi âm đạo bị rạch ra để dễ sinh.
15. Thời gian lành vết thương ở mỗi bà mẹ là khác nhau:
Các vết cắt càng sâu, càng cần nhiều thời gian để lành. Các bác sĩ khuyên bạn nên để tâm hơn về vấn đề vệ sinh nhất là việc sử dụng khăn tắm sạch sẽ và khô ráo.
Mẹ nên uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu và giảm bớt cơn đau nhức cũng để sản xuất sữa cho bé.
16. 85% thai phụ bị tổn thương vùng xương chậu sau khi sinh
Những nguyên nhân chính là do các mũi khâu khi mổ hoặc những vết rách tầng sinh môn (phẫu thuật cắt bỏ vùng đáy xương chậu) để hỗ trợ quá trình sinh nở. Đặc biệt, những thai phụ mắc bệnh trĩ sẽ chịu nhiều tổn thương vùng xương chậu sau khi sinh.
17. Thời gian phục hồi sau sinh ở mỗi người mẹ là khác nhau
Tùy vào sinh thường hay sinh nở, vết mổ lớn hay nhỏ cũng như khả năng hồi phục của mỗi người là khác nhau. Các bác sĩ khuyên sản phụ sau khi sinh cần giữ gìn vệ sinh, thay băng đều đặn để vết thương mau lành.
Các chuyên gia cho biết, đau lưng là triệu chứng thường hay xuất hiện ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai, nhất là những...