Diễn viên Chí Tài chia sẻ bí quyết sống khỏe mạnh và cân bằng cùng đái tháo đường
- Thứ sáu - 11/11/2016 15:48
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Gặp gỡ Chí Tài tại sự kiện “Sống khoẻ mạnh và cân bằng” do nhãn hàng Glucerna, Công ty Abbott, phối hợp với Hội Nội Tiết & Đái Tháo Đường Việt Nam tổ chức nhân dịp hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường, với phong thái nhanh nhẹn và nụ cười hài hước quen thuộc, ít ai biết anh đã sống chung với đái tháo đường 28 năm nay.
Được biết anh đã bị đái tháo đường trong nhiều năm, anh có thể chia sẻ rõ hơn về điều này?
Gia đình tôi có tiền sử với bệnh đái tháo đường . Cả ba mẹ tôi đều mắc đái tháo đường. Hồi khoảng ngoài 30 tuổi, trong một lần kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết chỉ số đường huyết của tôi cao vượt ngưỡng cho phép. Từ đó, bác sĩ đã khuyến cáo tôi cần điều chỉnh lại lối sống và chế độ ăn của mình để kiểm soát đường huyết ổn định.
Trong giai đoạn đầu tiên khi chung sống với bệnh, anh gặp những khó khăn gì?
Cũng hệt như mọi người mắc ĐTĐ, giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu điều chỉnh lối sống và chế độ ăn, tôi thấy… khổ lắm! Cái khổ nhất là tôi mê ngọt, thèm chè và ăn cơm rất nhiều. Thời điểm đó, một bữa cơm tôi có thể ăn đến 5-6 chén. Ở quán chè quen, mỗi lần ghé tôi phải ăn 3 chén mới đã miệng. Từ khi phải chung sống với ĐTĐ những món ăn yêu thích đó phải giảm, luôn phải dè chừng vì sợ tăng đường huyết.
Bệnh ĐTĐ có ảnh hưởng thế nào đến công việc của anh?
Vì công việc của tôi không theo giờ giấc và địa điểm cố định, nên việc ăn uống của tôi cũng thất thường. Ngoài ra, vì phải ăn uống và sinh hoạt theo đoàn nên nhiều khi đến giờ cần ăn hay cần uống thuốc nhưng vẫn còn phải bận diễn. Biết ăn khuya không tốt nhưng tôi vẫn thường xuyên phải ăn lúc 2 giờ sáng…, tính ra tôi còn vất vả hơn những người ĐTĐ bình thường trong việc thiết kế chế độ dinh dưỡng và giờ giấc ăn uống cho mình.
Bí Quyết của Anh để duy trì được phong thái khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng là gì?
Ngay từ khi mới mắc bệnh này tôi nghĩ: Đã không thể thay đổi chuyện mắc ĐTĐ rồi thì bây giờ, quan trọng nhất là mình phải lạc quan và chịu khó thích nghi, thay đổi.
Tôi uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và rất siêng tập thể dục. Trước đây tôi chơi tennis 1 giờ/ngày. Giờ thì không chơi tennis nữa mà cố gắng tập chống đẩy (hít đất). Ngày thường, tôi có thể hít đất từ 140-200 cái, chia thành 10 lần, mỗi lần 14-20 cái. Mẹo của tôi là theo dõi nhịp thở khi tập. Khi nào thấy mình vẫn thở tương đối bình thường, không hổn hển thì coi như vừa sức. Nếu thấy nhịp tim tăng, thở hổn hển thì tôi giảm xuống cho vừa”.
Bên cạnh tập thể dục, anh điều chỉnh chế độ ăn uống của mình như thế nào?
Tôi không kiêng quá hoặc bỏ đột ngột. Ví dụ như hồi đó đang ăn 5-6 chén cơm/bữa, bác sĩ bảo giảm là tôi giảm, nhưng giảm dần xuống 2-3 chén/bữa. Đến giờ thì tôi đã có thể ăn 1 chén mỗi bữa cơm. Những món mình thích như thịt ba rọi kho, gà chiên, khoai tây chiên, pizza..., dù biết ngon cũng phải bỏ mỡ, bỏ da hoặc giảm xuống tối đa có thể. Ngoài ra song song với ăn uống khoa học lại thì bổ sung thêm cho mình 1-2 ly sữa có công thức chuyên biệt, phù hợp với người ĐTĐ mỗi ngày. Loại tôi thường uống là Glucerna, vì loại này phổ biến bên Mỹ, các bác sĩ cũng hay khuyên dùng. Dinh dưỡng chuyên biệt giúp cơ thể đủ chất, đủ năng lượng làm việc mà không phải ăn nhiều, lại cân bằng không làm tăng đường huyết. Đặc biệt, nó rất phù hợp cho người bận rộn với công việc như tôi. Tới bữa, nếu đoàn phim chưa ngừng lại để ăn thì cách rất dễ cho tôi là pha một ly sữa bằng nước ấm mang theo, uống liền.
Được biết chị nhà rất giỏi việc bếp núc, chị đã hỗ trợ anh như thế nào trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học?
Sau khi tôi bị bệnh, bà xã còn hiểu về dinh dưỡng cho người ĐTĐ hơn cả tôi. Bà xã không tạo áp lực quá nhiều để ép tôi giảm ăn, thay vào đó, luôn động viên và điều chỉnh khẩu phần và thành phần trong từng món để tôi ngầm hiểu và tuân theo.
Khánh Vân