Đái tháo đường gia tăng 200% đe dọa sức khỏe: Người trẻ dễ mắc bệnh!
- Thứ năm - 30/11/2017 13:51
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Nhận thức rõ điều này, Hội Y Tế Công Cộng TP.HCM phối hợp cùng Sở Văn Hoá - Thể Thao TP.HCM và Công ty Nestlé Việt Nam, đã nêu cao thông điệp "Hành động hôm nay, sức khỏe ngày mai" trong ngày hội phòng chống đái tháo đường diễn ra vào ngày 11/11 vừa qua. Đồng thời, với việc hợp tác trong các hoạt động vì cộng đồng, công ty khuyến khích mọi người chú trọng chế độ dinh dưỡng tốt và lối sống vui khỏe, lành mạnh.
Sự thật gây lo ngại về bệnh đái tháo đường của người Việt
Đái tháo đường là một trong những căn bệnh mạn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe cộng đồng. Theo nghiên cứu của WHO và Liên Đoàn Đái Tháo Đường Quốc Tế (IDF-International Diabetes Federation), năm 2017, trên thế giới có hơn 199 triệu phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường và dự tính con số này sẽ tăng lên 313 triệu đến năm 2040.
Phụ nữ và trẻ em mắc đái tháo đường ngày càng gia tăng
Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y Tế, năm 2014 có hơn 5 triệu người mắc bệnh. Tuy nhiên, 65% trong số đó vẫn chưa được chẩn đoán và không biết là mình bị bệnh. Hơn 85% số bệnh nhân khi được phát hiện đã có biến chứng dẫn đến việc điều trị hết sức khó khăn: cứ 10 người mắc bệnh lại có tới 6 trường hợp đã quá nặng. Đái tháo đường đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, khi mỗi ngày trên cả nước có khoảng 150 ca tử vong, trung bình 1 năm Việt Nam có gần 55.000 người chết do căn bệnh này.
Đáng báo động là trong 10 năm gần đây, Việt Nam có tỷ lệ gia tăng bệnh Đái tháo đường nhanh chóng mặt (211% so với tỷ lệ 70% của thế giới).
Trước đây, độ tuổi trung bình mắc đái tháo đường là 40 - 45, tuy nhiên hiện nay lứa tuổi mắc bệnh đang trẻ hóa. Rất nhiều người độ tuổi 25-30 mắc đái tháo đường mà không hay biết, thậm chí có những trẻ 12, 13 tuổi bị đái tháo đường tuýp 2 được bác sĩ ghi nhận.
Vì sao người trẻ dễ mắc bệnh đái tháo đường?
Lối sống và dinh dưỡng không lành mạnh là nguyên nhân chính khiến số người mắc tiểu đường gia tăng và trẻ hóa. Theo thông tin của Hội nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam, với Đái tháo đường tuýp 2, các chuyên gia đã xác định được những yếu tố nguy cơ chính sau đây:
- Chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu cân bằng như lạm dụng bia rượu, hút thuốc lá, dung nạp quá nhiều tinh bột, đường, ít chất xơ...
- Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn nếu có người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột) mắc bệnh này.
- Thừa cân, béo phì: Việc phát triển nhiều mô mỡ (nhất là mỡ tạng) trong cơ thể sẽ khiến cơ thể đề kháng insulin và rối loạn chuyển hóa, dẫn đến nồng độ glucose trong máu cao (tăng đường huyết).
Tình trạng béo phì, thừa cân ở trẻ em là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (nguồn ảnh: internet)
- Lười vận động: Nhiều người trẻ làm việc văn phòng ngồi một chỗ nên ít có cơ hội vận động. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường mà còn khiến chức năng tim mạch, hô hấp bị suy giảm.
- Chỉ số cholesterol cao: Ngoài tăng nguy cơ mắc đái tháo đường, cholesterol cao còn có thể dẫn đến các bệnh xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não.
- Thường xuyên căng thẳng: stress gia tăng tỷ lệ thuận với tỷ lệ người mắc đái tháo đường hiện nay.
Ở trẻ nhỏ, vì thời gian học tập của trẻ quá nhiều, thời gian rảnh lại chơi game, xem ti vi… ít vận động thể dục thể thao. Ngoài ra, trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng như đồ ăn nhanh, bánh kẹo ngọt, nước uống có ga… cũng là những yếu tố hàng đầu gia tăng tỷ lệ béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
3 nguyên tắc ngăn ngừa 70% nguy cơ mắc đái tháo đường cho người trẻ
Bệnh đái tháo đường tuy gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được, chỉ cần nhớ 3 nguyên tắc sau đây:
Ăn uống lành mạnh rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường (ảnh minh họa)
1 - Dinh dưỡng đúng:
- Ăn sáng đều đặn để duy trì cân nặng hợp lý là điểm mấu chốt để dự phòng bệnh đái tháo đường. Cân nặng nên có BMI ở ngưỡng từ 20 đến 22 là tốt nhất.
- Tăng cường rau củ trong bữa ăn hàng ngày thay vì tiêu thụ nhiều thức ăn chứa đạm động vật, chất béo.
- Sử dụng ngũ cốc nguyên cám để cơ thể được cung cấp một loạt các vitamin, khoáng chất, chất xơ và nhiều dưỡng chất khác, giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh đái tháo đường.
- Ăn ít chất béo, đồ ngọt.
- Không ăn thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh chứa nhiều tinh bột, chất béo và thường được chiên nhiều dầu mỡ, không tốt cho sức khỏe.
- Không dùng đồ uống có cồn.
2 - Năng vận động
Vận động thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh tật
Chế độ vận động giúp giảm đường huyết cả trong và sau khi tập do làm tăng tiêu thụ glucose, làm tăng tác dụng của insulin, kiểm soát trọng lượng cơ thể, giúp loại bỏ mỡ thừa hiệu quả, cải thiện chức năng tim mạch.
Tập thể dục đều đặn ngoài việc giúp phòng tránh được đến 70% nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường còn đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho người đang mắc bệnh này.
3 - Sống vui khỏe bằng cách giảm thiểu lo âu, luôn giữ tinh thần lạc quan. Đây là chìa khóa quan trọng giúp phòng chống bệnh tật bên cạnh thói quen ăn uống lành mạnh.
Công ty Nestlé Việt Nam đồng hành cùng cộng đồng xây dựng lối sống cân bằng, khỏe mạnh kết hợp giữa vận động và dinh dưỡng hợp lý nhằm phòng chống bệnh đái tháo đường.
Nestlé là tập đoàn thực phẩm và thức uống lớn nhất thế giới với hơn 2000 nhãn hiệu khác nhau. Nestlé mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn, thông qua việc cung cấp các lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe. Một số sản phẩm dinh dưỡng của Nestlé dành cho người tiêu dùng Việt Nam có thể liệt kê như Bánh ngũ cốc ăn sáng KOKO KRUNCH; Nước tương, Dầu hào, hạt nêm MAGGI; Thức uống lúa mạch MILO; Sữa Nestlé; Sữa NUTREN DIABETES giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường… |