Cây câu đằng trị động kinh, tâm thần phân liệt
- Thứ ba - 04/07/2017 15:44
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cây câu đằng
Cây thường mọc hoang ở các vùng đồi núi của các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Cao Bằng, Sơn La, Hòa Bình. Phần mẩu thân có gai, như cái móc câu là bộ phận được dùng làm thuốc. Thời vụ thu hái nhiều nhất thường vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm, vì thời điểm này các bộ phận gai của cây đã già (chuyển màu nâu) đủ tiêu chuẩn để thu hái. Người dân chặt các cành có gai, sau đó cắt lấy phần đốt có gai móc câu rồi đem phơi khô làm thuốc.
Trong câu đằng các nhà kho học tìm thấy chất Alcaloid, hoạt chất chính là Rhynchophyllin chiếm 28,9%.
Theo y học cổ truyền, câu đằng được sử dụng làm thuốc để điều trị các bệnh rối loạn về chức năng của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, cây câu đằng còn có một số tác dụng sau: Trấn kinh, điều trị co giật, chống động kinh; bảo vệ tế bào thần kinh, ngăn chặn quá trình lão hóa, đặc biệt ở người già; hỗ trợ điều trị bệnh Parkinson; điều trị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu; điều trị bệnh cao huyết áp rất hiệu quả...
Người bị động kinh, rối loạn chức năng thần kinh, tâm thần phân liệt; người già bị mất trí nhớ, rối loạn thần kinh; người bệnh Parkinson; người bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu; trẻ con kinh giật, khóc đêm...
Cách dùng, liều dùng: Ngày dùng 6-15g, dạng thuốc sắc (uống hàng ngày). Lưu ý, không sắc thuốc lâu, sau khi sôi không nên sắc lâu quá 15 phút, vì sẽ làm giảm tính chất dược của vị thuốc.
Các chuyên gia thuộc Nhóm Hợp tác đa dạng sinh học quốc tế thuộc ĐH Illinois (Mỹ), ĐH Baptist Hồng Kông (Trung Quốc) và Viện...