Căn bệnh kỳ quái khiến thiếu nữ dùng cả thanh xuân chỉ để… ngủ
- Thứ hai - 11/12/2017 11:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Những triệu chứng kỳ lạ
Vào một ngày tháng 11/2011, khi chuẩn bị bước sang tuổi 17, Beth Goodier (người Stockport, Cheshire, Anh) bỗng nhiên cảm thấy buồn ngủ dữ dội. Cô lên giường định bụng sẽ nghỉ ngơi một chút rồi tiếp tục làm những công việc đang dang dở của ngày hôm đó. Tuy nhiên “một chút” ấy đã kéo dài tới tận 6 tháng.
Trong thời gian này, Beth không thể thức giấc hoặc tỉnh táo đủ lâu để làm được việc gì cả. Mỗi ngày cô gái này chìm trong giấc ngủ li bì đến 22 tiếng đồng hồ, chỉ thức khoảng 2 tiếng để ăn uống chút ít và làm vệ sinh, và tất cả đều được thực hiện trong tình trạng mơ màng. Dù có thử đủ mọi cách, không gì có thể đánh thức được cô dậy.
Mắc phải hội chứng Kleine-Levin, Beth Goodier đã phải dành gần như toàn bộ thời gian chỉ để ngủ.
Tình trạng này kéo dài suốt 6 năm qua, đến nỗi mẹ cô, Janine, còn ước tính rằng con gái bà đã dành hết 75% thời gian của mình chỉ để ngủ, lúc nào cũng thấy cô nằm trên giường, trên ghế sofa và chỉ mặc đồ ngủ.
Cũng có những trường hợp hiếm hoi giữa các giấc ngủ sâu, Beth thức giấc và ra khỏi nhà để đi khám bác sĩ. Lúc đó người ta phải đẩy cô trên xe lăn vì sức cô quá yếu không thể đi nổi.
Bà Janine phải nghỉ làm để ở nhà chăm sóc con. “Con bé có thể thức giấc vào ngày mai rồi sẽ vội vã làm tất cả mọi thứ để sống bù lại những ngày đã mất”.
Mẹ Beth Goodier đã phải nghỉ làm để chăm sóc con.
Một điều lạ kỳ khác là sau một giấc ngủ dài, Beth hoàn toàn không biết đâu là thực, đâu là mơ. Bà bộc bạch: “Khi con bé thức giấc, nó không biết là mình đang ở đâu. Việc này cứ lặp đi lặp lại và Beth không nhớ là mình đang làm gì”.
Căn bệnh hủy hoại tuổi thanh xuân
Nếu cuộc sống diễn ra bình thường thì hiện tại, Beth Goodier đã tốt nghiệp đại học ngành tâm lý học trẻ em với một tương lai xán lạn.
Các bác sĩ sau đó đã xác định Beth Goodier mắc phải một chứng bệnh khá hiếm - Hội chứng Kleine-Levin (KLS), hay còn goi là hội chứng “Người đẹp ngủ”.
Hội chứng Kleine-Levin cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 1.000 người bệnh trên toàn thế giới. Người mắc phải hội chứng này thường ngủ li bì ngày lẫn đêm, thức dậy chỉ để ăn và đi vào phòng tắm. Theo các chuyên gia, hội chứng thường xuất hiện ở thanh thiếu niên (1%), khoảng 70% người bệnh là nam giới.
Tất cả những gì người ta biết về căn bệnh này là nó chủ yếu xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, trung bình là 16 tuổi và kéo dài khoảng 13 năm. Hay nói cách khác, nó hủy hoại tuổi thanh xuân và ước mơ của người bệnh.
Bệnh nhân bị rối loạn này có biểu hiện thay đổi hành vi nhận thức và bất ổn tâm trạng. Họ thường trải qua các trạng thái mộng du, thiếu cảm xúc như người bị bệnh trầm cảm.
Cho đến giờ, các chuyên gia vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây ra căn bệnh KLS, những triệu chứng lần đầu tiên đã xảy ra khi bệnh nhân ở tuổi vị thành niên và hiện cũng chưa có thuốc chữa.
Nguyên nhân của hội chứng vẫn còn gây tranh cãi nhưng các nhà nghiên cứu nói rằng nó có thể là do trục trặc nào đó xảy ra trong não, chủ yếu là vùng dưới đồi.
Bệnh KLS thường bắt đầu khi bệnh nhân vào tuổi vị thành niên, thời gian phát bệnh từ 2 - 12 lần mỗi năm. Mỗi một lần phát cơn buồn ngủ có thể kéo dài từ vài ngày tới vài tháng. Một khi dứt cơn buồn ngủ, bệnh nhân thường không nhớ chút nào về giấc mơ của họ.
Giữa các đợt buồn ngủ, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh KLS vẫn có sức khỏe tốt và không có dấu hiệu thay đổi hành vi hay rối loạn chức năng cơ thể. Khi bệnh nhân lớn tuổi, bệnh trở nên ít thường xuyên và cuối cùng là biến mất.
Ung thư, HIV cũng không nguy hiểm bằng cái chết “đột ngột”, “ngay tức khắc” của nhồi máu cơ tim - căn bệnh cướp...