Cả bệnh viện sốc nặng khi mổ đẻ cho người phụ nữ mang thai suốt 46 năm
- Chủ nhật - 24/12/2017 09:40
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Năm 1955, tại một ngôi làng nhỏ ở ngoai ô Casablanca, người phụ nữ 26 tuổi Zahra Aboutalib có thai đứa con đầu lòng. Cô rất mong đợi lúc con chào đời, tuy nhiên sau 48 giờ đau đớn mà vẫn chưa sinh được con, cô được đưa vào bệnh viện địa phương. Các bác sĩ thông báo rằng cô cần phải sinh mổ.
Trên giường mổ, Zahra thấy một người phụ nữ khác đã mất vì đau đớn khủng khiếp khi sinh con. Vì quá sợ hãi, Zahra đã chạy trốn khỏi bệnh viện để không gặp phải kết cục đau thương như người phụ nữ kia.
Những ngày sau đó, Zahra vẫn phải chịu những cơn đau hành hạ, còn đứa trẻ vẫn kiên quyết nằm trong bụng mẹ không chịu ra. Vài ngày sau, cơn đau biến mất và em bé cũng không còn cử động nữa.
Trong văn hóa Ma-rốc, người ta tin rằng một đứa trẻ có thể ngủ yên trong bụng mẹ để được bảo vệ và chờ ngày "sống lại" sau đó. Zahra tin vào truyền thuyết này và đã từ bỏ việc mang thai lần nữa. Cô nhận nuôi 3 đứa trẻ và giờ đây Zahra đã lên chức bà.
Bà Zahra Aboutalib, người phụ nữ mang thai 46 năm
Nhiều năm sau, khi Zahra đã 75 tuổi, những cơn đau bỗng nhiên lại xuất hiện. Con trai của Zahra đã đưa bà tới Rabat để tìm giáo sư Taibi Ouazzani. Ông nghi ngờ phần bụng nhô ra của bà là một khối u buồng trứng nên đã đưa bà đi siêu âm. Tuy nhiên vật thể lạ xuất hiện trong ổ bụng khiến ông kinh ngạc.
Ông đã đưa bà tới gặp một chuyên gia về X quang chuyên nghiệp để kiểm tra một lần nữa. Chụp cộng hưởng từ đã cho ra kết luận rằng, "khối u" đó chính là em bé mà bà Zahra đã mang thai 46 năm trước.
Zahra Aboutalib đã mang thai ngoài tử cung, nơi trứng đã được cấy vào ống dẫn trứng. Thai nhi phát triển, vỡ ra khỏi ống dẫn trứng và tiếp tục phát triển trong khoang bụng. Đứa trẻ sống sót bằng cách gắn các nhau thai vào các cơ quan quan trọng xung quanh khoang bụng của bà. Giáo sư Quazzania đã phải đối mặt với quyết định khó khăn xem việc loại bỏ bào thai có an toàn không. Thai nhi nặng 3.17kg và dài 42cm.
Bào thai đá trong bụng bà Zahra
Sau khi phẫu thuật, các bác sị phát hiện ra rằng đứa trẻ đã bị vôi hóa và trở nên cứng vô cùng. Về cơ bản, đó là một đứa trẻ hóa đá. Thai nhi dính chặt vào bụng dưới và các bộ phận quan trọng trong khoang bụng bà Zahra. Phải mất tới gần 4 tiếng, các bác sĩ phẫu thuật mới nạo vét được hết cặn vôi hóa ra khỏi cơ thể bà.
Khi mang thai ngoài tử cung, nếu thai nhi chết lưu quá lớn khiến cơ thể người mẹ không thể tái hấp thụ lại hoặc đào thải ra ngoài, nó sẽ trở thành "kẻ địch" đối với hệ miễn dịch của người mẹ. Để bảo vệ bản thân khỏi sự nhiễm trùng có thể xảy ra, cơ thể mẹ sẽ tự tiết ra canxi để bọc thai nhi lại. Sau khi tạo một lớp màng canxi quanh bào thai, đứa trẻ sẽ dần bị ướp xác biến thành thạch anh hoặc đá như trường hợp này.
Việc ăn tranh thủ - ngủ khẩn trương đối với nhân viên y tế trong đợt dịch sốt xuất huyết hoành hành không phải hiếm...