Biết chỉ số này để tránh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy thận!
- Thứ bảy - 13/05/2017 11:15
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Theo Thạc sĩ Trương Quang Việt – Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tăng huyết áp rất nguy hiểm, là loại bệnh lý phổ biến và có xu hướng tăng lên một cách rõ rệt. Do nhiều nguyên nhân căn bệnh này đang có chiều hướng trẻ hóa với rất nhiều đối tượng còn trong độ tuổi lao động.
Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim khiến hàng trăm nghìn người tử vong hoặc bị tàn phế…
Đây là 1 bệnh lý tiến triển âm thầm, có thể gây rất nhiều biến chứng khác nhau, khiến người bệnh trở nên tàn phế, thậm chí tử vong. Các biến chứng thường gặp nhất là về tim như cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim…; Ở não như xuất huyết não, nhũn não…, Ở thận như phù, suy thận và một số biến chứng khác về mắt, mạch máu.Theo bác sĩ, thạc sĩ Nguyễn Xuân Tú - Bệnh viện Tim Hà Nội - bệnh lý tăng huyết áp là bệnh âm thầm, không tìm được nguyên nhân. Chính vì vậy, mỗi người cần theo dõi chỉ số huyết áp của mình.
Khi đo huyết áp, nếu đo lần đầu khoảng 140/100 thì có thể đo thêm lần hai. Nếu khoảng cách hai lần đo cách nhau khoảng 20 thì đo thêm lần thứ ba.
Bác sĩ nhấn mạnh, mỗi người phải nhớ được chỉ số huyết áp của mình để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những cái chết bất ngờ.
Để phòng bệnh huyết áp, bạn nên thay đổi lối sống, thường xuyên tập thể dục, tăng cường rau xanh và không nên loại bỏ mỡ ra khỏi thực đơn gia đình bởi mỡ không hại như người dân vẫn lầm tưởng.
Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nước ta hiện có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, trong đó, nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ. Điều đáng lo ngại là trong số người mắc bệnh tăng huyết áp, có tới 60% chưa phát hiện được bệnh và hơn 80% chưa được điều trị.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là có khoảng 90% bệnh nhân bị tăng huyết áp không rõ nguyên nhân và không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ một số ít bệnh nhân có một vài triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, ù tai, mặt đỏ bừng.
Đa số các bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không có các dấu hiệu cảnh báo trước. Do đó, những dấu hiệu lâm sàng thể hiện bệnh tăng huyết áp thường không đặc hiệu và người bệnh có thể không thấy biểu hiện gì khác biệt so với người bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người mắc bệnh tăng huyết áp không biết mình bị bệnh, hoặc biết nhưng do không thấy biểu hiện khác thường nên chủ quan, bỏ qua việc điều trị, dẫn tới những tai biến khó lường.
Để phòng ngừa các biến chứng do bệnh tăng huyết áp gây ra, các chuyên gia khuyến cáo, việc kiểm tra huyết áp thường xuyên là rất quan trọng. Người bị tăng huyết áp nên thường xuyên đo ít nhất là 3 lần/tuần.
Hưởng ứng ngày Phòng, chống tăng huyết áp thế giới (17/5), Bệnh viện Tim Hà Nội tổ chức Hội thảo Tư vấn, đo tim mạch - Huyết áp - Tiểu đường cho người dân Thủ đô, nhằm nâng cao ý thức phòng, chống bệnh tăng huyết áp cho người dân.
Thạc sĩ Việt cho biết, ngày tăng huyết áp thế giới ra đời là một trong những hoạt động quan trọng nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức phòng chống tăng huyết áp trong cộng đồng. Hội tăng huyết áp quốc tế (International Society of Hypertension), kết hợp với Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã có sáng kiến lấy ngày 17/5 hàng năm là ngày tăng huyết áp thế giới (World Hypertension Day) từ năm 2005.
Với mục tiêu nhằm tạo ra một phong trào mạnh mẽ trên toàn thế giới nhằm nâng cao nhận thức về bệnh, cách phòng chống, điều trị và các biến chứng nguy hiểm gây ra bởi tăng huyết áp.
Thông điệp qua mỗi năm đưa ra rất đơn giản nhưng có ý nghĩa thiết thực và to lớn trong phong trào phòng chống tăng huyết áp. Kể từ năm 2015, và trong 5 năm tiếp theo, chủ đề chính (khẩu hiệu) của ngày tăng huyết áp thế giới là “Hãy biết con số huyết áp của bạn” (Know your blood pressure).
Theo trang web European Society of Cardiology, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện thấy rằng người nghèo phải...