Bi kịch mẹ càng chăm, con càng còi cọc
- Chủ nhật - 09/07/2017 09:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Quá lạm dụng TPCN
Đưa hai cô công chúa 5 tuổi và 3 tuổi đi khám dinh dưỡng, chị Nguyễn Thị Ngọc – Mai Động, Hai Bà Trưng, Hà Nội thở dài cả hai cháu nhà chị đều còi hơn so với các bạn. Đợt cuối năm vừa rồi, hai cháu cân ở trường cháu nào cũng “đội sổ” cân nhẹ nhất khiến người làm mẹ như chị Ngọc càng héo hon.Khổ nhất là chị cứ bị lôi ra so sánh con nhà người này, người kia nó thế, sao chị nuôi con như đóng cọc không lớn được.
Chị Ngọc kể hai bé nhà chị lười ăn hơn nên từ khi biết ăn chị đã sưu tâm đủ các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ từ kích thích ăn, tăng sức đề kháng, tăng trưởng chiều cao đủ loại nhưng tình hình vẫn không như chị mong muốn.Mỗi lần đặt mua cho con tiền thực phẩm chức năng cũng mất vài triệu đồng nhưng hiệu quả không thấy đâu, dừng thực phẩm chức năng chị lại lo con không đủ chất. Cứ như thế, ngoài tiền sữa uống hàng ngày hai bạn nhỏ nhà chị Ngọc tháng nào cũng mất thêm 2,5 triệu đồng tiền mua các loại thuốc bổ.
Không chỉ riêng chị Ngọc, bác sĩ dinh dưỡng Phạm Thị Thục – Nguyên cán bộ Bệnh viện Bạch Mai tâm sự bà gặp rất nhiều trẻ bị còi cọc chỉ vì bố mẹ quá chăm cứ thấy các cháu chán ăn, ăn ít là lại mua đủ các loại thuốc bổ kích thích ăn, bổ sung đủ loại nhưng càng bổ sung thì tình trạng biếng ăn, còi cọc không có hiệu quả.Bác sĩ Thục cho biết có những mẹ cứ ti vi quảng cáo gì là mua bằng được, chán hàng Việt Nam lại mua hàng nước ngoài từ xách tay tới nhập khẩu. Việc lạm dụng này chỉ càng làm cho trẻ lười ăn mà thêm tốn kém cho gia đình.Trẻ nào nên dùng
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết tình trạng lạm dụng thực phẩm chức năng (TPCN)ở trẻ rất nhiều mà không cần thiết. PGS Dũng bức xúc vì không ở đâu có nhiều thực phẩm chức năng như Việt Nam. Cái gì không là thuốc cũng được xem là thực phẩm chức năng và được quảng cáo nhiều khiến các mẹ hi vọng càng nhiều.TPCN được người Nhật sử dụng đầu tiên vào những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng.
Nhưng đến nay ở Nhật Bản cũng chỉ đang lưu hành khoảng 100 loại TPCN. Ở Việt Nam thì chưa kiểm soát được số liệu này, riêng nhập khẩu về cũng rất nhiều loại, chưa kể số lượng TPCN sản xuất trong nước. Nhiều như thế, ngay cả bác sĩ cũng không nắm được hết, chứ chưa nói gì đến người dân. Điều này rất khó cho người tiêu dùng.PGS Dũng cho biết chỉ một số trường hợp trẻ mắc bệnh mãn tính (ung thư, những bệnh phải chữa dài ngày...Trẻ thiếu dinh dưỡng trầm trọng, hấp thu qua đường tiêu hoá không đủ mới cần sử dụng TPCN.
Tác dụng của TPCN không nhiều, vì thế đừng lạm dụng gây tốn kém. Thêm nữa, nếu vừa dùng thuốc lại vừa sử dụng TPCN sẽ có thể gây gây dị ứng, hoặc khiến cho chúng ta quên đi việc bổ sung dinh dưỡng thông thường, hoặc quên đi việc uống thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc sử dụng quá nhiều loại TPCN kèm với thuốc cũng gây khó khăn cho trẻ khi phải uống quá nhiều.
Hiện nay, Bộ Y tế đã có quy định không được phép kê TPCN vào đơn thuốc, theo PGS Dũng đây là một quy định rất tốt, để người dân có thể quyết định việc sử dụng TPCN như thế nào cho đúng.
Cho trẻ uống nước nhiều hoặc ăn dặm quá sớm là sai lầm gặp phải khi chăm sóc trẻ.