Bé 6 tuổi bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi ở nhà trẻ
- Thứ tư - 31/08/2016 22:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Hình ảnh dị vật nằm trong thực quản bé gái suốt 2 năm
30/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cho bé gái Trần Thị Ngọc Anh (6 tuổi, Đồng Hưởng, Thái Nguyên) bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi từ năm 2015.
Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé gái đi nhà trẻ do không cẩn thận nên mắc phải đồ chơi. Dần dần, gia đình thấy bé với các triệu chứng bị ho, không ăn được, bị gầy đi rất nhiều, sụt cân nhanh chóng, sức khỏe yếu nên đã đưa bé đi khám ở bệnh viện huyện Thái Nguyên nhưng chưa phát hiện bé bị mắc dị vật ở thực quản.
Sau một thời gian điều trị uống thuốc mà sức khỏe bé vẫn yếu đi, gia đình lo lắng quyết định đưa cháu lên bệnh viện khám, các bác sĩ nội soi phát hiện cháu bị mắc dị vật ở thực quản và đã phẫu thuật gắp dị vật.
Đến nay, sau hơn 2 tháng phục hồi bé phải ăn bằng đường sonde qua mũi, các bác sĩ mới tiếp tục hội chẩn mổ xông dạ dày và bé phải ăn bằng sonde dạ dày từ năm 2015 đến bây giờ.
Hiện tại sức khỏe bé Ngọc Anh đang dần hồi phục
ThS. Chu Nhật Minh – Trưởng khoa Nội soi – Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bé đã được mở thông dạ dày vì thức ăn cứ nuốt là vào phế quản lại ho, lại sặc, lại sốt. Hơn nữa, các bác sĩ nội soi thấy 1 lỗ rò lớn, đã xơ sẹo.
Được biết, từ khi mới 2 tuổi, mẹ đẻ bé gái đã qua đời do tai nạn giao thông nên ngay khi tiếp nhận trường hợp em bé, các bác sĩ Khoa Nội soi và Khoa Nhi BV Việt Đức đã kêu gọi sự giúp đỡ từ xã hội. Bé Ngọc Anh được phẫu thuật đặt Stent. Hiện tại, bé đang được điều trị tại Khoa Nhi, sức khỏe đã khởi sắc và trong quá trình hồi phục.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh cần cẩn trọng, không nên để trẻ em chơi đồ chơi một mình hoặc cho vào miệng vì khi xảy ra sự cố hậu quả để lại sẽ gây tổn thương, để lại di chứng suốt đời hoặc thậm chí làm trẻ tử vong.
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, việc sơ cứu khi hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không kịp thời chỉ sau 5 phút, dị vật chèn đường thở sẽ dẫn tới ngừng thở, suy hô hấp.... Với vật có hình dáng góc cạnh cần có sự can thiệp của các bác sĩ.
Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.