Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


5 mẹo giúp fan bóng đá chống chọi với cái lạnh dưới trời tuyết rơi

5 mẹo giúp fan bóng đá chống chọi với cái lạnh dưới trời tuyết rơi
Hiện tại ở Thường Châu, nơi diễn ra trận chung kết chiều nay U23 Việt Nam gặp U23 Uzbekistan tuyết rơi dày đặc. Vậy fan Việt Nam làm cách nào chống chọi với cái rét thấu xương này?

Các cầu thủ U23 Việt Nam thích thú ra đường nghịch tuyết. (Ảnh: Internet)

Tay chân lạnh cóng, mũi đỏ lựng đi kèm với gió thổi lạnh thấu xương và tuyết rơi lạnh như cắt da cắt thịt là thời tiết hiện giờ ở Thường Châu, nơi diễn ra trận chung kết Giải vô địch Bóng đá U23 châu Á (U23 AFC Championship 2018). Thế nhưng, khi các fan thể thao, đặc biệt là fan bóng đá cổ vũ cho đội bóng mình yêu thích, họ sẽ phải chống chọi được cái lạnh khủng khiếp như thế ở trên khán đài.

Và khán giả Việt Nam đang có mặt ở Thường Châu để cổ vũ cho các chàng trai đội tuyển U23 của chúng ta sẽ phải làm thế nào để chống chọi với cái lạnh thấu xương, với tuyết dày 12-20 cm. Theo dự báo thời tiết hôm nay ở Thường Châu, trời có gió, mưa, nhiệt độ hiện tại khoảng -1 độ C (vào ban đêm, nhiệt độ hạ xuống còn -2 độ C) và tuyết rơi dày đặc 12-20 cm.

Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp fan bóng đá Việt Nam chống chọi với thời tiết khắc nghiệp ở Thường Châu:

Giữ ấm cơ thể bằng thực phẩm nóng

Trước khi tới xem trận đấu, nên ăn đồ nóng. Đặc biệt nên uống một tách trà nóng, cà phê hoặc ăn bát cháo, canh nóng hoặc một tô mỳ nóng hổi. Thức ăn nóng sẽ làm bạn cảm thấy ấm hơn khi ra ngoài.

Vì vậy, fan hâm mộ Việt Nam trước khi tới Sân vận động có thể tự  nấu một tô mỳ ăn liền nóng hổi, pha một tách trà nóng hoặc cà phê nóng, hoặc một loại đồ uống nóng nào đó trước khi ra đường để làm ấm cơ thể. Bạn cũng có thể ra ngoài quán ở Thường Châu để thưởng thức món ăn nóng như canh há cảo, mỳ nóng, một nồi lẩu nóng hổi hoặc đặc sản địa phương để có thêm nhiệt.

Fan bóng đá có thể thưởng thức một nồi lẩu nóng hổi, đặc sản của Thường Châu để làm ấm cơ thể trong tiết trời giá rét, tuyết rơi dày tới 20cm

Ngoài đồ ăn nóng, thì thực phẩm giàu chất béo, protein và chất xơ sẽ giúp bạn cảm thấy ấm áp hơn khi cơ thể tiêu hóa thức ăn. Ăn một bát cơm rang (đặc biệt cơm gạo lức) với rau và đậu phụ sẽ cung cấp năng lượng giúp bạn chống chọi với cái rét.

Một vài loài gia vị thảo dược cũng làm tăng nhiệt cơ thể, đặc biệt là gừng. Vì vậy, fan hâm mộ có thể uống trà gừng mật ong, cho gừng vào bát canh hoặc bát cháo mùa đông để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể.

Mặc nhiều lớp áo

Khi trời lạnh giá, mặc nhiều lớp áo là điều cần thiết.

Bạn nên mặc chiếc áo giữ nhiệt mỏng ở trong cùng và một chiếc áo phao chống thấm nước ở lớp ngoài cùng. Thậm chí dưới trời mưa kèm tuyết rơi, bạn có thể mặc một chiếc áo mưa mỏng ở bên ngoài để cản gió, chống lạnh, và tránh để cơ thể bị ướt và nhiễm lạnh. Điều quan trọng là không để cơ thể bị dính mưa, bởi mưa kèm tuyết có thể khiến cơ thể đóng băng nếu dính ướt.

Tuyết rơi dày đặc trên Sân vận động Thường Châu

Cơ thể chúng ta cần phải thoát mồ hôi để làm da có thể “thở”, nếu không mồ hôi sẽ đóng băng dưới trời tuyết và làm cơ thể càng lạnh hơn. Vì vậy, không nên mặc đồ cotton ở trong cùng bởi nếu cơ thể ra mồ hôi, áo cotton sẽ thấm hút nó và nhớp nháp, khiến cơ thể càng lạnh hơn.

“Tránh mặc đồ cotton” là quy luật vàng đối với thời tiết trên núi lạnh, hay dưới trời mưa tuyết, bởi vật liệu này sẽ thấm hút mưa và độ ẩm.

Chiếc áo khoác chống thấm nước bên ngoài (thậm chí áo mưa) sẽ cản gió, chống lại tuyết và trời mưa, đảm bảo cơ thể không bị thoát nhiệt khi cơ thể khô ráo.

Vận động để cơ thể ấm áp

Vấn đề đối với cổ động viên bóng đá là đôi khi bạn không thể rời khỏi chỗ đứng và di chuyển trong trận đấu. Trong khi các nhân viên dọn tuyết thì phải hoạt động liên tục, fan lười nhác có khi chẳng làm gì để tăng nhiệt cơ thể.

Nếu bạn cảm thấy lạnh, hãy đứng dậy để làm ấm cơ thể. Chạy đi tìm mua thức ăn nóng và một tách cà phê nóng chẳng hạn.

Đi giày/ủng/bốt ấm

Khi cổ vũ dưới thời tiết lạnh buốt dưới 0 độ, fan thể thao thường phàn nàn về việc các ngón chân và bàn chân tê buốt. Nhiều khi các fan phải đứng dưới sàn bê tông lạnh cóng dẫn tới việc ngón chân tê cóng lại.

Giữ ấm bàn chân là điều quan trọng, giúp bạn chống chọi với cái rét thấu xương.

Một đôi ủng hoặc bốt dày dặn và ấm áp, sạch sẽ sẽ giúp giữ ấm cơ thể. Phải đảm bảo giày dép, ủng, bốt sạch sẽ, bởi khi nó bẩn và nhớp nháp, mồ hôi dính lại bên trong giày bốt sẽ làm đôi bàn chân lạnh hơn khi nhiệt độ giảm.

Giữ ấm các cơ quan cơ thể nhạy cảm với cái lạnh

Cần mặc ấm để giữ ấm cơ thể, và có một số bộ phận cơ thể nhạy cảm với cái lạnh hơn.

Mạch máu dẫn tới các chi sẽ giảm xuống khi cơ thể phơi nhiễm trước cái lạnh, vì vậy bàn tay và bàn chân sẽ nhiễm lạnh đầu tiên. Khi bạn giữ ấm bàn tay, bàn chân và giữ cho chúng khỏi ướt, thì bạn có thể chống chọi với cái lạnh lâu hơn.

Vì vậy, bạn nên đeo găng tay và đi giày, đi tất chống thấm nước. Găng tay da hoặc găng tay chống thấm nước sẽ tốt hơn găng tay len, bởi nó sẽ không bị ướt dưới trời mưa hoặc trời tuyết.

Đầu, cổ nên được bảo vệ. Vì vậy bạn nên quấn khăn quàng và đội mũ ấm.

Trên đường đi tới sân vận động, fan nên đeo kính để bảo vệ mắt, giúp mắt khỏi bị thâm tím do lạnh. Nên đeo khẩu trang ở ngoài đường để tránh bị rét và viêm mũi.

Xem trận chung kết U23 Việt Nam thế nào để không hại cho sức khỏe?

Những bí quyết xem trận chung kết U23 Việt Nam và Uzbekistan để không gây hại cho sức khỏe dưới đây khiến ai cũng phải...

Bấm xem >>

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây