Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Thung lũng Silicon của Trung Quốc: Thế giới có gì, chúng tôi có đó!

Thung lũng Silicon của Trung Quốc: Thế giới có gì, chúng tôi có đó!
Dân số khoảng 1,7 tỉ người cùng một chính sách kiểm duyệt Internet nghiêm ngặt đã tạo ra một vũ trụ riêng cho các công ty công nghệ Trung Quốc.

Vạn Lý Tường Lửa đã ngăn chặn cuộc xâm lăng của cả những ông lớn công nghệ hùng mạnh nhất và đem đến cơ hội vàng cho các hãng công nghệ Trung Quốc. Với thị trường khổng lồ, Trung Quốc có đủ các phiên bản của những nền tảng công nghệ phổ biến nhất trên thế giới, đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng. 

Thế giới có Google, Trung Quốc có Baidu

Đây là công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại đất nước hơn 1,7 tỉ dân này. Và tương tự như Google, Baidu cũng nghiên cứu xe tự lái, có loa thông minh Waymo và đang đặt những bước chân đầu tiên vào nghiên cứu điện toán đám mây và AI.

Baidu là Google của Trung Quốc. 

Thế giới có Apple và Samsung, Trung Quốc có Huawei và Xiaomi

Nhà sản xuất di động hàng đầu Trung Quốc với series Huawei P10 và Mate 9, ra đời vào năm 1987, trụ sở tại Thẩm Quyến, Quảng Đông, CEO hiện tại là Ren Zhengfei.

Huawei Mate 9

Đối thủ của nó, Xiaomi, không chỉ cạnh tranh trong lĩnh vực smartphone với Huawei mà còn phát triển mạnh các thiết bị từ theo dõi sức khỏe đến đồ gia dụng thông minh.

CEO Xiaomi  Lôi Quân

Thế giới có Facebook, Trung Quốc có WeChat

WeChat là sản phẩm của Tencent, đế chế khổng lồ nắm trong tay hàng loạt các nền tảng mạng xã hội và tin nhắn phổ biến nhất Trung Quốc. WeChat là anh cả, với hơn 1 tỉ người dùng, có thể hình dung nó là tổng hòa của iMessage, Google News, Venmo và Slack.

WeChat

Thế giới có Amazon, Trung Quốc có Alibaba

Alibaba đã là cái tên quá nổi tiếng, nắm trong tay 2 nền tảng thương mại điện tử quan trọng nhất Trung Quốc là Taobao và Tmall, kiểm soát khoảng 80% các giao dịch online của hơn 1,7 tỉ dân.

Mã Vân, người giàu nhất Trung Quốc, ông chủ của Alibaba

Thế giới có Uber, Trung Quốc có Didi Chuxing

Sau cuộc cạnh tranh khốc liêt, Uber đã đầu hàng và chấp nhận để Didi Chuxing mua lại. Chính Apple đã đầu tư 1 tỉ USD vào Didi Chuxing hồi tháng 5/2016.

Biểu tượng của Didi Chuxing đặt trước trụ sở của hãng tại Thượng Hải. 

Thế giới có YouTube và Netflix, Trung Quốc có Youku và iQiyi

Youku thuộc sở hữu của Alibaba còn iQiyi thuộc sở hữu của Baidu, và mối quan hệ giữa 2 hãng này không khác gì YouTube với Netfflix. Điểm khác duy nhất của Youku là video của người dùng sẽ được duyệt trước khi up lên. Trong khi đó, Netflix vừa bán bản quyền các chương trình của mình cho iQiyi để mở đường cho công cuộc thâm nhập thị trường nước này.

iQiyi

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây