Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


DN gas đòi bồi thường nếu hạ điều kiện kinh doanh

DN gas đòi bồi thường nếu hạ điều kiện kinh doanh
Nếu tiếp tục hạ chuẩn điều kiện kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng các thương nhân không đủ năng lực được kinh doanh tràn lan.

Một số doanh nghiệp đại diện cho gần 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh gas ở các tỉnh miền Bắc, vừa có đơn kiến nghị lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh về việc cân nhắc, xem xét không sửa quy định hạ chuẩn điều kiện kinh doanh gas.

Ông Lê Xuấn Tuyến, Giám đốc Công ty Cổ phần Việt Xô Gas (Thái Bình), cho rằng theo Quy định 107/2009 về điều kiện kinh doanh gas, thương nhân phân phối gas cấp 1 phải có bồn chứa 800 m3 và 300.000 vỏ bình. Để đáp ứng quy định này, doanh nghiệp đã phải vay vốn ngân hàng với một khoản tiền lớn để đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nghị định 19/2016 ra đời thay thế Nghị định 107 đã tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp như hạ quy chuẩn bồn chứa xuống 300 m3 và 100.000 vỏ bình. Tuy nhiên, thời gian gần đây một số đơn vị nhân danh doanh nghiệp gas đề nghị tiếp tục hạ quy định về bồn chứa và số lượng vỏ bình thấp hơn nữa. Điều này dẫn đến một số bất cập, ảnh hưởng đến an toàn cháy nổ đến người tiêu dùng.

Tình trạng chiếm dụng vỏ bình, cưa tai, mài nhãn, sang chiết gas lậu diễn ra phổ biến, khi xảy ra cháy nổ sẽ không có căn cứ xử lý, truy cứu trách nhiêm.

Theo ông Tuyến, gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện nên cần đầu tư trang thiết bị đầy đủ, bài bản, hướng đến mục tiêu kinh doanh lâu dài. Nếu tiếp tục hạ chuẩn điều kiện kinh doanh sẽ dẫn đến tình trạng các thương nhân không đủ năng lực được kinh doanh tràn lan, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính, nghiêm túc tuân thủ các quy định kinh doanh gas.

Đặc biệt, ông Tuyến cho hay hiện nay trên thị trường, tình trạng chiếm dụng vỏ bình, cưa tai, mài nhãn, sang chiết gas lậu diễn ra phổ biến, khi xảy ra cháy nổ sẽ không có căn cứ để xử lý và truy cứu trách nhiêm.

Do đó, ông Tuyến đề nghị giữ nguyên quy định về bồn chứa, vỏ bình như Nghị định 19 hiện hành; đồng thời giữ nguyên quy định về điều kiện trạm chiết vào bình phải thuộc sở hữu của thương nhân đầu mối để gắn trách nhiệm.

Tương tự, ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Công ty Dầu khí Thanh Hóa, cũng đồng quan điểm và đề nghị thêm, nếu Chính phủ tiếp tục hạ thấp các điều kiện kinh doanh thì Bộ Công Thương cần xem xét, bồi thường những khoản vay ngân hàng mà các doanh nghiệp đã đầu tư để đáp ứng tốt, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nghị định 107 trước đây cũng như Nghị định 19 hiện nay.

Bên cạnh đó,  Nghị định 19 quy định một đại lý chỉ được ký hợp đồng với ba thương nhân đầu mối sẽ giúp các cơ quan quản lý kiểm soát được giá bán lẻ, tránh được hiện tượng loạn giá bán đến tay người tiêu dùng.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây