Chọn "lá bùa hộ mệnh" phòng rủi ro từ cuộc sống hiện đại.
- Thứ ba - 14/03/2017 14:11
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Bảo hiểm: Lá bùa hộ mệnh
Nhu cầu được bảo vệ trong cuộc sống của người dân ngày nay là tất yếu, nhất là trong các lĩnh vực: bảo vệ an toàn khi đi lại, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, quản trị rủi ro nhà cửa, du lịch trong và ngoài nước… Đó chính là lý do thị trường bảo hiểm phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, về tình hình thị trường bảo hiểm trong tháng 2-2017, tổng tài sản của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt hơn 242.000 tỷ đồng (tăng 24.2% so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt hơn 67.000 tỷ đồng, doan nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt hơn 175.000 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống hiện đại quá nhiều rủi ro. Anh Trần Thái Sơn, 37 tuổi ở Thái Hà, quận Đống Đa, Hà Nội cũng lựa chọn một gói bảo hiểm cho xe của mình ngay khi vừa rước về chiếc xe ô tô mới. Anh chia sẻ: “Tình hình giao thông quá hỗn loạn, cứ ra đường là tôi thấy bất an khi trên báo đài vẫn thông báo hàng chục ca tai nạn giao thông mỗi ngày”. Anh Sơn đã lựa chọn mua gói bảo hiểm ô tô của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội (BSH).
Nỗi lo lắng của anh Trần Thái Sơn được chia sẻ bởi nhiều người khác khi bị cuốn trong cuộc sống đô thị hiện đại. Theo thống kê của Cục CSGT, trên toàn quốc năm 2016 đã xảy ra nhiều tai nạn thương tâm giao thông đường bộ, đường sắt làm gần 8.700 người chết, gần 20.000 người bị thương; cháy nổ làm 135 người chết, 278 người bị thương; lũ lụt làm 248 người chết và mất tích, 470 người bị thương…. Nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng cao và cả với người trẻ tuổi. Vì vậy nhu cầu về bảo hiểm sức khỏe nhất là bảo hiểm với chế độ điều trị chất lượng cao ngày càng tăng là cơ hội phát triển của bảo hiểm sức khỏe.
Nhiều công ty có chế độ đãi ngộ tốt cũng lựa chọn các gói bảo hiểm phù hợp rồi mua cho nhân viên. Có thể kể tới Tập đoàn T&T đã mua gói bảo hiểm Chăm sóc toàn diện sức khỏe cho CBNV và người thân CBNV vào cuối năm 2016 cho cán bộ. Vừa qua, ông H.V.T, Cán bộ quản lý - Tập đoàn T&T qua đời vì nhiễm trùng máu do mổ áp xe cổ. Chưa đầy 1 tháng sau, gia đình anh bất ngờ nhận được 60 triệu đồng từ Công ty Bảo hiểm BSH.
Theo ông Lưu Thanh Tâm, Tổng Giám đốc Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Sài Gòn Hà Nội giải thích, đây là khoản tiền thanh toán gói bảo hiểm phi nhân thọ đã ký kết. “Chúng tôi được biết gia đình ông Trung cũng khó khăn nên phía công ty lập tức giải quyết quyền lợi để người thân trong gia đình ông Trung thực hiện những điều tốt đẹp như nguyện ước của ông dành cho gia đình”. Với trường hợp như ông Trung, người dân vẫn thường nói là ‘người chết vẫn chăm lo cho người còn sống’.
Sau ô tô là… sức khoẻ
Tính đến 31/12/2016, thị trường bảo hiểm có 62 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (trong đó có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, 18 doanh nhiệp nhân thọ, 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 13 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 01 chi nhánh doanh nghiệp phi nhân thọ nước ngoài. Tổng tài sản toàn thị trường năm 2016 ước đạt gần 240.000 tỷ đồng. Trong đó, các doan nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là hơn 67.000 tỷ đồng, các DN bảo hiểm nhân thọ hơn 170.000 tỷ đồng (Theo thống kê của Cục quản lý giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính)).
Tuy nhiên, đáng chú ý, có một thực tế hiện nay là tuy người dân đã có ý thức về việc mua bảo hiểm để phòng tránh rủi ro, bảo vệ cuộc sống nhưng lại chưa đầu tư tìm hiểu sâu khi chọn lựa. Theo các chuyên gia bao hiểm, người dân cần tránh hiểu đơn giản “cứ mua bảo hiểm thì sẽ được nhận tiền khi xảy ra sự cố”. Bởi quy định trong các loại hình bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ rất chặt chẽ.
Trước khi đặt bút ký hợp đồng cần phải nắm vững trường hợp nào thuộc phạm vi hợp đồng, trường hợp nào không, cần làm gì khi xảy ra sự cố và thời gian bồi thường của các công ty như thế nào.
Việc lựa chọn loại hình bảo hiểm nào là vấn đề quan trọng nhất. Hiện nay có hai loại bảo hiểm gồm: bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Mỗi loại đều có những ưu, nhược riêng. Sự khác biệt cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ so với bảo hiểm nhân thọ là khách hàng chỉ được nhận tiền bồi thường khi có rủi ro xảy ra và nếu không có bất kỳ rủi ro nào, bạn sẽ không nhận được gì khi hợp đồng hết hạn.
Chính vì vậy, bảo hiểm phi nhân thọ thường có bảo phí rất thấp so với bảo hiểm nhân thọ và thời gian đóng phí và được bảo hiểm cũng rất ngắn (thông thường chỉ một, hoặc hai năm). Bảo hiểm phi nhân thọ không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con người (sức khoẻ, tai nạn, du lịch…), mà còn đảm bảo các rủi ro cho tài sản (nhà cửa, ôtô…) và trách nhiệm.
Theo ông Lưu Thanh Tâm, chính vì có thời hạn chỉ 1- 2 năm nên nếu bảo hiểm phi nhân thọ có chất lượng dịch vụ kém thì sẽ bị khách hàng chấm dứt hợp đồng ngay lập tức. Chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố sống còn để tạo nên uy tín của thương hiệu đối với khách hàng cá nhân. Với lịch sử 9 năm trong ngành bảo hiểm, công ty BSH đang hướng tới mục tiêu “công ty ngàn tỉ” trong tương lai gần.