Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Căn hộ "vừa túi tiền" vẫn chiếm lĩnh thị trường TPHCM

Căn hộ "vừa túi tiền" vẫn chiếm lĩnh thị trường TPHCM
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đã được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 16.506 căn (trong đó, có 14.754 căn hộ chung cư, 1.752 căn nhà thấp tầng).

Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), năm 2016 thị trường bất động sản có dấu hiệu “chững lại” và tiếp tục giảm dần trong 6 tháng đầu năm 2017.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA cho biết: “Lĩnh vực xây dựng - BĐS tăng 6,1%, thấp hơn mức tăng trưởng 8,6% quý I/2016. Dư nợ cho vay BĐS trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng dư nợ; trong 4 tháng đầu năm, dư nợ là 18.275 tỷ đồng, chiếm 15,9% tổng dư nợ trên địa bàn.

Trong khi đó, lượng kiều hối về TPHCM trong 6 tháng đầu năm đạt 2,1 tỷ USD, tăng 50 triệu USD so với cùng kỳ năm trước, những năm qua có khoảng 1/5 lượng kiều hối được đầu tư vào lĩnh vực BĐS, và TP thu hút được 2,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS là 50,3 triệu USD, chiếm 12,82%, đứng thứ 4 trong thu hút nguồn vốn FDI, và có triển vọng sẽ tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm do nhiều hợp đồng đầu tư BĐS đang được thương thảo.

Thị trường bất động sản năm 2017 lệch pha “cung – cầu”

Trong 6 tháng đầu năm 2017, TPHCM phát triển được 4,92 triệu m2 sàn nhà ở, nâng tổng diện tích lên 157 triệu m2, bình quân đạt 18,47 m2/người. Thành phố đang quyết liệt triển khai thực hiện “Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị”, trong đó công tác phát triển nhà ở phục vụ an sinh xã hội, với 9 dự án nhà tái định cư với quy mô 10.229 căn hộ và nền nhà.

Cũng trong 6 tháng qua, trên địa bàn TPHCM có 18.000 doanh nghiệp được thành lập, trong đó có hơn 1/3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS, đây là dấu hiệu cho thấy thị trường này vẫn đang thu hút sự quan tâm đầu tư, khởi nghiệp của xã hội.

Theo lãnh đạo Sở Xây dựng TPHCM cho biết: “Trong 6 tháng đầu năm, trên địa bàn có 32 dự án nhà ở hình thành trong tương lai đã được Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, với tổng số 16.506 căn (trong đó, có 14.754 căn hộ chung cư, 1.752 căn nhà thấp tầng), với tổng giá trị cần huy động lên đến 30.599 tỷ đồng. Trong đó, phân khúc cao cấp có 5.164 căn, chiếm tỷ lệ 31,3%, phân khúc trung cấp có 5.136 căn, chiếm tỷ lệ 31,1%, phân khúc bình dân có 6.206 căn, chiếm tỷ lệ 37,6%.

“Qua những con số trên cho thấy, tỷ lệ căn hộ có giá vừa túi tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất (68,7%) trong tổng số căn hộ đưa ra thị trường trong 6 tháng đầu năm. Phân khúc nhà ở bình dân chào bán tăng 1,9 lần, phân khúc cao cấp tăng 1,8 lần, nhưng phân khúc trung cấp giảm đến 42,1”, đại diện Sở Xây dựng TPHCM nhận định.

Theo chuyên gia kinh tế Lê Bá Chí Nhân: “Nhìn toàn cục thì thị trường BĐS vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro như lệch pha cung - cầu, chủ yếu lệch về phân khúc BĐS cao cấp, du lịch nghỉ dưỡng, người mua nhà đổ vào thị trường BĐS rất lớn, có xu hướng lệch vào một số doanh nghiệp lớn và vào phân khúc BĐS cao cấp. Đồng thời đã có sự gia tăng nhiều nhà đầu tư kinh doanh thứ cấp; trong lúc phân khúc thị trường nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền có tính thanh khoản cao, thì “cung” không đủ “cầu”. Thị trường BĐS vẫn chưa phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững do đang còn vướng nhiều thứ”.

Cũng theo ông Nhân, tiền sử dụng đất đang là gánh nặng, là ẩn số tạo ra cơ chế “xin, cho”, mà cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu. Giải phóng mặt bằng cũng khiến nhiều dự án không thể triển khai được, chôn vốn của doanh nghiệp trong thời gian dài. Chuyển nhượng dự án BĐS do pháp luật quy định chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng và phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có nhiều dự án thế chấp làm tài sản bảo đảm, nhiều trường hợp là tài sản bảo đảm cho các khoản nợ xấu ngân hàng .

'Chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tạo được nguồn vốn trung hạn, dài hạn cho thị trường BĐS, lãi suất cho vay BĐS vẫn còn cao (trên dưới 10%/năm). Ngoài ra, thủ tục hành chính kéo dài, ẩn chứa tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phê duyệt', ông Nhân đánh giá.

Nguồn tin: www.24h.com.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây