Vừa vô sinh lại ung thư gan, người chồng quyết tâm gửi tinh trùng và cái kết bất ngờ
- Thứ bảy - 18/02/2017 12:17
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Không hiểu vì sao lại không thể có con
Lấy nhau nhiều năm không có con, hai vợ chồng anh Nguyễn Việt Hùng và chị Hoàng Thị Hoa quyết định đi kiểm tra khả năng sinh sản. Đáng nói, qua nhiều lần kiểm tra ở nhiều cơ sở khác nhau, mọi kết quả xét nghiệm đều bình thường.
Được các bác sĩ thông báo như vậy, hai vợ chồng vui mừng khôn siết, nhưng rồi 1 năm, 2 năm qua đi ước muốn được làm cha, làm mẹ của anh Hùng, chị Hoa ngày càng nhỏ lại. Khi đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thăm khám, kết quả xét nghiệm vẫn cho ra các chỉ số bình thường.
TS.BS Nguyễn Mạnh Hà –Trưởng bộ môn Mô học và Phôi thai học (trường Đại học Y Hà Nội), Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) người trực tiếp khám cho hai vợ chồng anh Hùng cho biết, thực tế những trường hợp như cặp vợ chồng anh Hùng, chị Hoa không phải là hiếm gặp.
Rất nhiều cặp vợ chồng vô ính - hiếm muộn có con nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
“Theo thống kê từ các cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn, nguyên nhân do vợ và chồng được chia đều cho nhau với tỷ lệ 40% là do chồng, 40% là do vợ. Còn lại 20% là không rõ nguyên nhân và cặp vợ chồng trên rơi vào tỷ lệ 20% ấy”, TS Hà chia sẻ.
Sau khi được bác sĩ phân tích kỹ lưỡng, hai vợ chồng lại tiếp tục hành trình “tìm con” của mình với nhiều phương pháp (chủ yếu là đông y) nhằm tăng cường sinh lực cho chồng và tăng chất lượng trứng của người vợ. Tuy nhiên, kết quả cũng không khả quan là mấy, khi 4 lần vợ chồng anh Hùng, chị Hoa làm IUI (bơm tinh trùng vào buồng tử cung) nhưng vẫn chưa có thai.
Trời không lấy đi của ai cái gì
Chưa hết buồn chán và thất vọng sau nhiều lần thụ thai bất thành, hai vợ chồng anh Hùng lại đón nhận hung tin khi bác sĩ thông báo và chỉ định phải nhập viện để điều trị căn bệnh ung thư gan. Biết tin này, không chỉ hai vợ chồng mà cả gia đình như ngã quỵ, bởi chắc chắn một điều rằng, khi anh Hùng điều trị ung thư gan bằng hóa trị, xạ trị thì khả năng có con lại càng khó khăn hơn. Trong thời điểm khó khăn nhất, hai vợ chồng anh Hùng lại một lần nữa tìm đến gặp TS Nguyễn Mạnh Hà để nhờ bác sĩ tư vấn.
Nghe câu chuyện của hai vợ chồng, không chỉ bác sĩ Hà mà tất cả các nhân viên y tế tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội đều thương cảm. Tại thời điểm đó, mọi người chỉ biết động viên hai vợ chồng cố gắng, việc ưu tiên hàng đầu là chữa bệnh cho chồng.
Trữ đông tinh trùng giúp nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo sau này có con.
Tuy nhiên, chứng kiến hành trình “tìm con” của hai vợ chồng ngay từ những ngày đầu tiên, TS Hà sau nhiều đêm suy nghĩ đã trực tiếp gọi hai vợ chồng anh Hùng, chị Hoa đến tư vấn về việc lấy tinh trùng, sau đó bảo quản (đông tinh) để tiện cho quá trình điều trị sau này. Đặc biệt là sau thời gian anh Hùng điều trị ung thư, sức khỏe sẽ phải mất thời gian để hồi phục.
Nghe theo lời tư vấn của bác sĩ, trước khi tiến hành điều trị ung thư anh Hùng đã tiến hành lấy tinh trùng, sau đó gửi và bảo quản trực tiếp tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BV Đại học Y Hà Nội. “Sau 1 tháng đông tinh trùng, vợ anh Hùng đã được tiến hành làm thụ tinh trong ống nghiệm với mẫu tinh trùng của chồng đã được đông tại Ngân hàng tinh trùng của trung tâm.
Người phụ nữ bị ung thư vú mang thai tự nhiên sau khi nhận chẩn đoán vô sinh
Kết quả thu được 7 phôi, sau 3 tháng, chị Hoa được chuyển 3 phôi vào buồng tử cung. Hiện tại chị Hoa đã mang thai tuần thứ 26, thai nhi phát triển bình thường. Việc người vợ mang thai chính là nguồn động lực lớn lao để anh Hùng tiếp tục chiến đấu với căn bệnh ung thư”, TS Hà chia sẻ.
Nói về phương pháp đông tinh trùng ở những người mắc bệnh ung thư, TS Hà cho biết, những bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể sinh con bình thường. Nhưng đối với những trường hợp phải dùng hóa chất, chắc chắn chất lượng tinh trùng sẽ không đảm bảo, đặc biệt là nguy cơ xảy ra dị tật cao. Bởi vậy, việc đông tinh trùng để sau nay sinh con trước khi điều trị ung thư là hoàn toàn cần thiết.
* Tên nhân vật đã được thay đổi