Vụ bé gái 8 tuổi ở TP.HCM bị "dì ghẻ" bạo hành tử vong: Những tình huống pháp lý
- Chủ nhật - 26/12/2021 21:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) đang tạm giữ nghi phạm V.N.Q.Tr (SN 1995, ngụ tỉnh Gia Lai) để điều tra về hành vi hành hạ, đánh đập cháu N.T.V.A (SN 2013, ở quận 1) dẫn tới tử vong. Bé gái tử vong là con ruột của ông Th (SN 1985, chồng sắp cưới của Tr).
Khoảng 19h45 ngày 22/12, Công an phường 22 (quận Bình Thạnh) nhận tin báo của một bệnh viện trên địa bàn với nội dung đang cấp cứu một bé gái trong tình trạng hôn mê, ngưng tim, ngưng thở và đã tử vong. Nhận thấy có dấu hiệu đáng ngờ về cái chết của bé gái này nên phía bệnh viện thông báo công an vào cuộc.
Kiểm tra thi thể, bác sĩ ghi nhận cháu bé có những vết bầm lớn nhiều nơi trên cơ thể, ngoài ra còn có vết thương được khâu vá đã cũ trên vùng mặt. Từ những vết thương và mảng thâm, bầm trên cơ thể bé, cơ quan chức năng nghi vấn cháu bé bị đánh đập dẫn đến tử vong.
Bình luận về vụ việc đau lòng này, luật sư Nguyễn Thu Anh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, theo những thông tin ban đầu thì trên thi thể bé có nhiều vết thương tích, bầm tím. Cơ quan chức năng cần làm rõ những thương tích này do ngoại lực tác động hay do bệnh lý để làm rõ cháu có phải bị bạo hành dẫn đến tử vong hay không. Để xác định rõ, cơ quan điều tra sẽ phải tiến hành mổ tử thi và thu thập các dấu vết, chứng tích về hành vi bạo hành nhằm củng cố các chứng cứ buộc.
"Đứa trẻ mới 8 tuổi thì hoàn toàn không có khả năng tự vệ, đứa trẻ này cần phải được bảo vệ, chăm sóc của cha mẹ, người thân. Với hành vi chăm sóc thiếu thận trọng, thiếu trách nhiệm cũng có thể gây tổn hại, thậm chí nguy hiểm đến những đứa trẻ ở độ tuổi này. Do vậy, nếu có hành vi đánh đập, bạo hành có thể tước đoạt tính mạng của chúng. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ những thương tích trên người đứa trẻ có nguyên nhân từ những hành vi như thế nào, thương tích nào dẫn đến hậu quả đứa trẻ tử vong... để làm căn cứ xem xét trách nhiệm pháp lý", luật sư Anh nói.
Những vết bầm tím trên thi thể cháu bé nghi bị bạo hành (Ảnh Tuổi trẻ)
Cũng theo luật sư Anh, để xác định được chính xác hành vi phạm tội của bị can, cần đánh giá kỹ lưỡng về ý thức chủ quan, động cơ và mục đích phạm tội thì mới xác định hành vi cấu thành tội "Cố ý gây thương tích" hay "Giết người".
Đối với tội "Cố ý gây thương tích và gây hậu quả chết người", về ý thức chủ quan, cần xác định người thực hiện hành vi đã đánh đập cháu bé như thế nào, với cách thức gì, có đánh vào các vị trí nguy hiểm, trọng yếu có nguy cơ cao dẫn tới tử vong hay không. Bên cạnh đó cũng cần làm rõ, khi thực hiện hành vi cá nhân có ý thức được hậu quả có thể để lại không.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng cần xác định rõ động cơ, mục đích phạm tội là muốn cháu bé tử vong hay đánh chỉ để gây tổn thương, nhằm mục đích răn đe, dạy bảo.
Trong trường hợp người thực hiện hành vi đánh đập cháu bé chỉ đánh bằng cây lau nhà và không đánh vào những vùng nguy hiểm như đầu, mặt hay bụng thì đối tượng có thể bị khởi tố tội "Cố ý gây thương tích" theo Điều 134 (BLHS 2015). Đối tượng sẽ chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là "gây hậu quả chết người".
Trường hợp có đủ căn cứ chứng minh đối tượng thực hiện hành vi thấy trước được hậu quả xảy ra nhưng vẫn cố tình thực hiện là để tước đoạt mạng sống của người khác thì sẽ bị xử lý về tội "Giết người" theo Điều 123 (BLHS 2015) với nhiều tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự như: Giết người dưới 16 tuổi, giết người mà mình có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng. Hình phạt đối tượng này phải đối mặt là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định của Luật trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình thì cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con cái mình đến khi trưởng thành. Trong trường hợp ly hôn và tái hôn thì cha dượng, mẹ kế cũng có nghĩa vụ phải bảo vệ, chăm sóc, giáo dục con riêng của chồng, của vợ mình đến khi trưởng thành. Nếu đã không bảo vệ, chăm sóc mà còn đánh đập, hành hạ thì đây là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, hình phạt sẽ nghiêm khắc hơn...
Đây cũng là một bài học cho những người trẻ tuổi trong ứng xử về quan hệ hôn nhân và gia đình, về cuộc sống buông thả, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức và coi thường pháp luật. "Dù chế tài của pháp luật như thế nào chăng nữa thì trước tiên những người đã hành hạ, đánh đập, sát hại đứa trẻ này sẽ bị cả cộng đồng lên án mạnh mẽ và sắp tới sẽ phải đối mặt với mức chế tài nghiêm khắc của pháp luật", luật sư Anh chia sẻ.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: https://giadinh.net.vn/nhung-tinh-huong-phap-ly-vu-be-gai-8-tuoi-tu-vong-nghi-bi-nguoi-...
Tin tức 24h