Bi kịch của "gái gọi hạng sang": Cái chết bí ẩn tuổi 24 mãi không tìm thấy lời giải đáp
- Thứ hai - 16/08/2021 09:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Rosemarie Nitribitt là một gái gọi cao cấp 24 tuổi, làm việc tại Đức thời hậu chiến. Là con ngoài giá thú của một phụ nữ quyến rũ, Rosemarie lớn lên trong điều kiện nghèo khó. Năm 1938, Rosemarie và em gái cùng cha khác mẹ Irmgard được nhận vào một trại trẻ mồ côi ở thành phố Eschweiler, Đức. Một năm sau, Rosemarie được vợ chồng Nicholas và Anna Maria Elsen nhận nuôi.
Thời điểm chiến tranh đến gần, gia đình Elsen rơi vào thời kỳ khó khăn. Lúc đó, Rosemarie mới 11 tuổi và đã bị một cậu bé hàng xóm cưỡng hiếp. Vụ việc nhanh chóng được che đậy trong ngôi làng nhỏ Eifel. Sau lần đó, Rosemarie từ một cô bé trong sáng, sôi nổi trở nên sống thu mình, cô lập.
Khi Rosemarie trở thành thiếu nữ, cô bắt đầu bán dâm, chủ yếu là phục vụ quân đội Đồng minh. Sau đó, cô bị bắt vì tội mồi chài và ra vào trung tâm cải tạo dành cho trẻ vị thành niên như cơm bữa. Năm 1951, Rosemarie bị kết án tù 3 tuần vì tội "lang thang" tại một trung tâm giam giữ trẻ vị thành niên ở Frankfurt. Khi được thả ra, cô tiếp tục hành nghề mại dâm tại khu vực này. Để thu hút được những khách hàng giàu có hơn, Rosemarie đã học tiếng Anh và tiếng Pháp. Để tránh mang thẻ mại dâm, cô tình nguyện đi khám sức khỏe hàng tháng.
Rosemarie Nitribitt.
Rosemarie nhanh chóng gặt hái được lợi ích từ những khách hàng giàu có và bắt đầu mua xe hơi, trải nghiệm những kỳ nghỉ xa hoa ở Địa Trung Hải. Từ một gái bán hoa đầu đường xó chợ, Rosemarie giờ trở nên rất giàu. Cô sắm cho mình chiếc Mercedes-Benz 190SL màu đen với ghế bọc da đỏ dùng để đón khách, tậu một căn hộ cao cấp ở Stifstrasse 36 dùng làm nơi tiếp khách.
Công việc thường ngày của cô là lái xe xuống đường Kaiserstrabe, đi ngang qua Frankfurter Hof, một trong những những khách sạn đắt nhất của Đức. Khi phát hiện ra một quý ông ăn mặc bảnh bao, Rosemarie sẽ dừng xe lại, hạ cửa xuống, bật nhạc thật lớn để thu hút sự chú ý của ông ta. Sau đó, khi khách có nhu cầu nhiều hơn, cô sẽ sắp xếp các cuộc gặp qua điện thoại, nhưng điều này chỉ dành cho những khách quen biết mật khẩu là "Rebecca".
Vào ngày 1/11/1957, người ta phát hiện Rosemarie chết trong căn hộ sang trọng của mình. Con chó xù nhỏ màu trắng tên Joe thút thít bên thi thể chủ. Người dọn nhà của Rosemarie đã báo cảnh sát sau khi không thể vào trong căn hộ trong vài ngày và nhận thấy có bánh mì bị bỏ lại trước cửa nhà.
Rosemarie được mệnh danh là "gái gọi hạng sang".
Thông qua khám nghiệm hiện trường, cảnh sát phát hiện Rosemarie bị siết cổ đến chết bằng một chiếc tất nylon vẫn còn quấn quanh cổ. Trên đầu nạn nhân cũng có một vết rách. Người ta tin rằng cô ấy đã chết ít nhất vài ngày trước khi được phát hiện và khoảng 18.000 mark (khoảng 34.000 USD ngày nay) đã bị đánh cắp khỏi căn hộ. Tuy nhiên, căn hộ lại không có dấu hiệu bị lục lọi. Tất cả đồ đạc đắt tiền đều vẫn nguyên trạng thái.
Rosemarie được chôn cất tại Nghĩa trang phía bắc Dusseldorf. Tang lễ diễn ra u ám, vội vã với vài khách mời ngoài các sĩ quan cảnh sát và phóng viên. Mẹ của cô là bà Frau Maria Hoffman và em gái Irmgard Geyermann cũng xuất hiện. Tuy nhiên, họ không rơi giọt nước mắt nào cho người quá cố.
Cuộc điều tra sau đó của cảnh sát rất lộn xộn, cẩu thả. Trên thực tế, trong vài ngày đầu của cuộc điều tra, nhiều bằng chứng tại hiện trường đã bị phá hủy. Thậm chí, hồ sơ của cảnh sát còn bị mất tích.
Khi điều tra về những người quen của Rosemarie, cảnh sát phát hiện một số nhân vật nổi bật. Thực tế, có một bức ảnh nổi tiếng đến mức cho đến tận ngày nay, người ta vẫn chưa xác định được danh tính của người đàn ông trong ảnh. Nhiều người trong số những nhân vật khét tiếng này đã bị các nhà điều tra thẩm vấn kín đáo. Trong số đó có 2 sĩ quan và một binh sĩ Lục quân Mỹ . Do đó, các thành viên của quân đội Mỹ được nhắc nhở ngay lập tức rằng nếu bị bắt gặp quan hệ với gái mại dâm người Đức, họ có thể phải ra tòa rồi bị đuổi về nước. Những người đàn ông trên khai rằng Rosemarie đã yêu cầu tất cả họ trả 250 USD để cô phá thai.
Rosemarie trở nên giàu có sau những lần bán dâm.
Truyền thông lúc bấy giờ nhanh chóng đưa ra các giả thuyết về động cơ giết Rosemarie. Họ suy đoán có thể đó là do tham lam, ghen tị, sợ hãi hoặc thèm khát. Sau đó, các nhà điều tra tuyên bố nạn nhân không bị hãm hiếp trước khi chết nên họ loại bỏ các động cơ liên quan đến tình dục.
Những cô gái bán hoa luôn bị kỳ thị nên mọi người nhanh chóng tung ra những tin đồn làm hoen ố danh tiếng Rosemarie. Người ta nói Rosemarie đã ghi âm những lần tiếp khách, sau đó dùng để tống tiền khách hàng. Tuy nhiên, khi các nhà điều tra tiến hành lục soát căn hộ, họ không tìm thấy bất cứ máy ghi âm hay bằng chứng nào cho giả thuyết này. Hơn nữa, khoảng 40-60 khách hàng của Rosemarie khi bị thẩm vấn cũng không bị tống tiền.
Một nghi phạm ban đầu của cuộc điều tra là nam sinh viên trẻ dạy tiếng Pháp cho Rosemarie. Anh ta và nạn nhân đã thân thiết trong nhiều năm trước khi Rosemarie trở nên giàu có và nổi tiếng. Động cơ giết người có thể do người này yêu Rosemarie và ghen tuông. Tuy nhiên, anh ta nhanh chóng cung cấp bằng chứng ngoại phạm đáng tin và được loại khỏi diện tình nghi.
Nghi phạm chính sau đó là doanh nhân Heinz Pohlmann, 37 tuổi, cũng là bạn thân của Rosemarie. Ông Heinz bị nghi ngờ khi khoe khoang khắp thành phố rằng mình là người duy nhất ở Frankfurt có chìa khóa căn hộ của Rosemarie. Khi thi thể của Rosemarie được phát hiện, cửa căn hộ vẫn khóa nên họ suy đoán hung thủ có chìa khóa.
Nghi phạm Heinz Pohlmann.
Một nhân chứng còn tiết lộ đã thấy Heinz chạy ngang qua mình vào buổi chiều muộn trong ngày 29/10, khoảng thời gian Rosemarie bị giết. Heinz phóng nhanh qua sân sau khu căn hộ, suýt chút nữa thì xô ngã nhân chứng. Ngoài ra, cuộc điều tra cho thấy Heinz gặp khó khăn về tài chính nhưng sau khi Rosemarie chết, anh ta đã giải quyết các khoản nợ của mình và còn mua một chiếc xe hơi mới. Heinz kịch liệt phủ nhận mọi cáo buộc và còn thú nhận mình là người đồng tính. Thậm chí, anh ta còn cho rằng người giết Rosemarie là một phụ nữ.
Trong cuộc thẩm vấn, Heinz đã đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn và nói rằng số tiền mình có được là từ trộm cắp và biển thủ chứ không phải từ Rosemarie. Anh ta nói rằng chính vì mình có chìa khóa căn hộ của nạn nhân nên muốn trộm tiền thì rất dễ, chỉ cần thực hiện khi cô ấy không có nhà.
Khi nhận thấy mình là nghi phạm chính, Heinz Pohlmann dọa sẽ tiết lộ tên những khách hàng nổi tiếng của Rosemarie. Sau đó, cảnh sát phát hiện Heinz có một chiếc quần đùi màu xám dính vết lạ. Heinz giải thích đó là "rỉ sét" nhưng kết quả khám nghiệm cho thấy đó là máu. Lúc này, Heinz lại bao biện rằng mình bị một căn bệnh ngoài da nên liên tục chảy máu.
Cuối cùng, Heinz bị buộc tội giết người nhưng vào tháng 7/1960 lại được tuyên trắng án. Người ta thấy rằng bên công tố đã không đưa ra được đầy đủ bằng chứng chống lại anh ta, không liên kết được máu trên chiếc quần với máu của Rosemarie. Ngoài bằng chứng tình tiết, không có bất cứ thứ gì để kết luận anh ta chính là hung thủ.
Ngôi mộ của Rosemarie.
Sau khi được tuyên bố trắng án, Heinz đã nhận được vai chính trong một bộ phim về Rosemarie. Tuy nhiên, do phản ứng tiêu cực từ công chúng nên nhà sản xuất đã loại Heinz. Đó không phải lần duy nhất Heinz lợi dụng mối quan hệ với nạn nhân để trục lợi. Anh ta còn liên hệ với chính quyền Liên Xô ở Đông Đức và đề nghị bán một danh sách các khách hàng của Rosemarie mà anh ta nhớ được. Tuy nhiên, chính quyền đã từ chối đề nghị này. Heinz còn viết những bài báo ngớ ngẩn kể về cuộc đời cô gái gọi đắt giá nhất Frankfurt. Tuy nhiên, do phản hồi không tốt từ độc giả nên các bài báo cũng bị loại bỏ.
Trong những năm tiếp theo, vụ án của Rosemarie Nitribitt đã thu hút sự chú ý của các nhà điều tra cũng như công chúng. Cuộc sống và cái chết của cô ấy quá giật gân, biến cô từ một gái gọi trở thành "nữ anh hùng" phần nào đó. Gương mặt quyến rũ của Rosemarie được xuất hiện trên nhiều tạp chí và tờ báo. Người ta thậm chí còn đặt tên thuyền, ngựa và trẻ sơ sinh theo tên cô.
Mặc dù đã có một số bộ phim dựa trên cuộc đời và vụ án này nhưng chúng đều không chính xác và bị cường điệu hóa. Vụ án rất nổi tiếng nhưng đến nay vẫn không có ai bị kết tội. Có lẽ những nhân vật cấp cao có liên quan đến Rosemarie đã cản trở cuộc điều tra để bảo vệ danh tiếng của mình, khiến cái chết của cô mãi là bí ẩn.
.content .btn-cv19-link *{box-sizing:border-box}.content .btn-cv19-link{max-width:700px;margin:20px auto}.btn-cv19-link{border-top:1px solid #dfdfdf;margin:20px 0}.btn-cv19-link p{display:flex;padding:15px 0 0;margin:0 -5px !important}.btn-cv19-link p a{flex:0 0 33.33%;max-width:33.33%;padding:0 5px;position:relative}.btn-cv19-link p a img{vertical-align:middle;height:36px !important}.btn-cv19-link p a:before{content:"";position:absolute;top:-16px;left:0;width:100%;height:2px;background:#e28aa5;transition:all ease .5s;transform:scale(0)}.btn-cv19-link p a:hover:before{transform:scale(1)}
Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/bi-kich-cua-gai-goi-hang-sang-cai-chet-bi-an-tuoi-...
An ninh hình sự