Ý nghĩa hoa Phong Lữ, đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc
- Thứ sáu - 04/06/2021 02:34
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đặc điểm, nguồn gốc hoa Phong Lữ
Hoa Phong Lữ có tên khoa học là Pelargonium zonale, là loài thực vật thuộc họ nhà Mỏ hạc. Hoa Phong Lữ được tìm thấy lần đầu vào năm 1789 bởi những nhà thực vật học khi đó. Loài hoa này vốn có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải, trải qua nhiều năm tháng chúng đã xuất hiện trên khắp thế giới, trong đó có nước ta.
Hoa Phong Lữ là loài cây thân thảo, có chiều cao trung bình chỉ từ 20-50cm. Cây mọc thẳng đứng, có nhiều nhánh, thân cây khá mọng nước và có dạng hình trụ đứng. Phiến lá của cây có dạng chân vịt, xẻ thùy, phần mép lá xuất hiện răng cưa, phần mặt trên của lá có một số vòng màu nâu nhạt vô cùng đặc trưng. Hoa Phong Lữ khi nở thì thường hay mọc thành dạng chùm, có mùi thơm dễ chịu. Hoa có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, tím, vàng, trắng,...
Hình ảnh hoa Phong Lữ
Hoa Phong Lữ thông thường được chia làm hai dạng chính đó là hoa Phong Lữ lá đơn và hoa Phong Lữ lá kép. Mùa hoa Phong Lữ thường nở vào mùa Xuân, tuy nhiên ở một số nước khu vực châu Phi thì loài hoa này có thể nở rộ quanh năm vô cùng đẹp mắt.
Công dụng của hoa Phong Lữ trong đời sống
Hoa Phong Lữ có vẻ đẹp vô cùng rực rỡ và bắt mắt, do đó mà chúng thường được sử dụng để trồng trong vườn nhà của các gia đình, trồng trong công viên, trường học hoặc bệnh viện để làm đẹp cho cảnh quan xung quanh. Hương thơm mà hoa Phong Lữ tỏa ra sẽ giúp thư giãn đầu óc, khiến mọi người cảm thấy dễ chịu, yêu đời hơn.
Bên cạnh đó, hoa Phong Lữ còn được sử dụng để chiết tách lấy tinh dầu phục vụ cho mục đích làm đẹp. Những sản phẩm được bào chế từ tinh dầu hoa Phong Lữ có thể kể đến như là nước hoa, mỹ phẩm, hương liệu, dầu bôi lên da,...
Đặc biệt, hoa Phong Lữ còn có thể dùng làm thuốc chữa các vết thương lâu lành hoặc pha trà thảo dược để uống hàng ngày. Do đó mà đây là loài hoa có rất nhiều công dụng đáng quý đối với đời sống cũng như sức khỏe của con người.
Ý nghĩa hoa Phong Lữ
1. Ý nghĩa hoa Phong Lữ trong đời sống
Hoa Phong Lữ được xem là loài hoa thể hiện các cảm xúc tích cực lẫn tiêu cực của con người trong đời sống. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà ý nghĩa của hoa Phong Lữ sẽ khác nhau. Chúng còn được dùng làm quà tặng với hàm ý luôn cổ vũ, động viên tinh thần cho người được tặng để họ tiếp tục bước tới phía trước, mọi chuyện được thuận lợi hơn. Tại một số nước châu Âu thì hoa Phong Lữ còn được xuất hiện trong những đám cưới với mong ước cô dâu và chú rể sẽ luôn được hạnh phúc suốt đời.
Hoa Phong Lữ có nhiều giá trị ý nghĩa trong đời sống
2. Ý nghĩa hoa Phong Lữ dựa theo màu sắc
Với mỗi màu sắc của hoa Phong Lữ mang lại, nó sẽ có một ý nghĩa khác nhau:
- Hoa Phong Lữ đỏ: Tượng trưng cho sự ấm áp, gần gũi giữa các thành viên trong gia đình. Mọi người sẽ luôn đoàn kết, gắn bó với nhau.
- Hoa Phong Lữ tím: Tượng trưng cho nỗi u sầu, buồn bã trong tình yêu của người con gái khi yêu đơn phương người con trai.
- Hoa Phong Lữ hồng: Tượng trưng cho sự lãng mạn, đầy ngọt ngào của tình yêu đôi lứa hoặc sự chân thành của tình bạn thắm thiết.
- Hoa Phong Lữ màu lá sồi: Tượng trưng cho tình bạn luôn gắn bó, thân thiết mãi không xa rời.
Cách trồng và chăm sóc hoa Phong Lữ
1. Phương pháp trồng hoa
Hoa Phong Lữ chủ yếu được trồng bằng hai phương pháp chính, đó là gieo hạt giống và gieo chồi non xuống đất:
- Đối với gieo hạt giống: Tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc, hạt giống phải khỏe mạnh, không bị bệnh và có khả năng sinh trưởng tốt. Đặt hạt giống vào chậu đất rồi lấp đất lại, sau đó tưới ẩm lên trên để dưỡng. Chỉ sau 1-2 tuần là hạt giống có thể bắt đầu nảy mầm và hình thành cây non.
- Đối với gieo bằng chồi, cành: Lựa chọn chồi, cành từ cây mẹ khỏe mạnh và không bị sâu bệnh. Sau đó nhúng vào dung dịch kích rễ qua đêm rồi đặt xuống bầu đất, tưới nước dưỡng ẩm cho cành giâm như bình thường để chúng có thể mọc rễ và sinh trưởng như cây mẹ.
2. Loại đất trồng
Hoa Phong Lữ chủ yếu ưa thích đất có nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, có độ tơi xốp và khả năng thoát nước tốt. Trong trường hợp bạn sử dụng giá thể để trồng hoa thì hãy chuẩn bị như sau: Trộn xơ dừa, đất mùn và vỏ trấu theo tỷ lệ bằng nhau, sau đó đục lỗ, lên luống cho giá thể để có thể đặt hạt giống gieo trồng như bình thường.
Hoa Phong Lữ rất dễ trồng và chăm sóc để sinh trưởng tốt
3. Nước tưới
Hoa Phong Lữ là loài hoa ưa ẩm ướt, vậy nên bạn cần duy trì tưới đều đặn cho chúng hàng ngày là đủ. Vào mùa mưa thì bạn có thể giảm lượng nước tưới để tránh làm chết cây. Thông thường bạn nên tưới 2 ngày/lần hoặc 4-6 lần/tuần để giúp hoa có thể phát triển tốt hơn.
4. Phân bón
Bạn có thể sử dụng phân NPK hoặc phân hữu cơ để thúc đẩy quá trình sinh trưởng cho cây hoa Phong Lữ. Bón lót cách nhau khoảng 3 tuần/lần để giúp hoa khi nở sẽ đẹp rực rỡ và cây khỏe mạnh hơn.
5. Ánh sáng, nhiệt độ
Hoa Phong Lữ là loài hoa ưa ánh sáng bán phần, tức là chúng vừa thích ánh sáng, vừa ưa bóng râm. Do đó bạn nên thiết kế hệ thống mái che để cung cấp bóng râm cho cây hoa, nhưng vẫn đảm bảo có đủ ánh sáng chiếu đến cho cây hoa có thể quang hợp.
Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/y-nghia-hoa-phong-lu-dac-diem-cong-dung-cach-trong-va...