Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết (2): Sang, sửa bát hương ngày cuối năm sao cho đúng?

Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết (2): Sang, sửa bát hương ngày cuối năm sao cho đúng?
Vào cuối năm, nhiều gia đình thường tiến hành sửa bát hương, thậm chí là bốc lại bát hương. Dưới đây các chuyên gia sẽ cho bạn lời khuyên khi thực hiện công việc này cho đúng.

 

Cần có lễ nhỏ sau khi sang, sửa bát hương. Ảnh: P.T

Tối kỵ đổ tro cũ, thay tro mới?

Chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh (Phong thủy Hay Nhất) cho biết, vào mỗi dịp cuối năm các gia đình thường tiến hành lễ sang, sửa bát hương . Đó là việc gia chủ vệ sinh lại bát hương, bàn thờ; tỉa bớt chân hương, thay hoặc thêm tro bát hương. Công việc này thông thường bắt đầu từ ngày 23/12 - 30/12 (Âm lịch), thời điểm theo quan niệm dân gian là “tiễn các thần lên thiên đình”... chứ không được làm quá sớm.

Có nhiều gia đình hiện nay vẫn hiểu sai giữa việc thay chân hương với việc bốc lại bát hương. Đây là hai khái niệm và công việc hoàn toàn khác nhau. Khi bốc lại bát hương, tro cốt của bát hương đổ hết ra rồi rửa sạch bát hương để bốc lại. Việc bốc lại bát hương cũng chỉ thực hiện khi về nhà mới hoặc khi nhà gặp nhiều điều không may mắn, vận hạn, nhà đang có nhiều bát hương cần gộp lại, hoặc có ít nhất một bát hương cần tách ra...

Còn thay chân hương là khi hàng ngày ta thắp hương, tàn hương rơi xuống làm bụi bẩn bàn thờ sẽ thực hiện rút chân hương bỏ bớt phần tro đã đầy, cho thêm tro mới. Điều tối kỵ là trường hợp khi dọn dẹp chân hương lại cầm cả bát hương đổ dốc tro, cốt ra rồi nhặt lại cốt thay tro mới.

Cũng theo chuyên gia phong thủy Mai Văn Sinh, trước khi tiến hành, nên thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên. Đây là quan niệm thể hiện sự tôn trọng, kính hiếu với bề trên, gia tiên kể cả khi họ đã mất. Khi vệ sinh bát hương cần dùng rượu gừng, khăn gạc sạch thấm rượu gừng lau sạch từ miệng bát hương trở xuống. Sau khi đã vệ sinh, sang, sửa bát hương xong đặt yên vị trên bàn thờ, gia chủ không được xê dịch bát hương nữa. Lưu ý, khi cho thêm tro mới cần cách miệng bát hương 1-2cm.

Đối với tro, trước đây, các cụ thường chọn loại rơm nếp, được cắt và làm sạch, phơi khô để riêng. Trước khi đốt thành tro thì dùng rượu gừng vẩy lên rơm để tẩy uế. Hiện nay, nhiều cửa hàng mã cũng bán sẵn tro. Một xu hướng mới nhiều nhà chọn là dùng tro của hương. Loại này dù được sàng lọc kỹ vẫn không được mịn bằng tro rơm, khi hương cắm sẽ không chắc chân. Sau một thời gian sẽ khó cắm hương vì thời tiết ẩm tàn hương dễ bết cứng lại.

Cần bốc từng nắm một theo số “sinh”

Theo ông Nguyễn Mạnh Linh, Trưởng phòng Phòng Phong thủy Kiến trúc (ĐH Xây dựng), thông thường các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Trước khi bốc bát hương nào thì cũng cần phải khấn nhỏ là "Con ... (họ tên)... xin bốc bát hương cho thần linh (thần linh/gia tiên...)".

Trong quá trình bốc bát hương cần nhớ là bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào. Theo quan niệm dân gian thường đếm theo số sinh như "sinh, lão, bệnh, tử". Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy bát hương, thường nắm cuối cùng sẽ dừng lại ở số "sinh". Bốc xong bát hương để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Để tránh nhầm mọi người có thể viết giấy dán bên ngoài nhưng khi đưa lên bàn thờ phải bỏ ra. Sau cùng có lễ nhỏ thắp hương, đọc kinh để an vị bát hương.

Điều sau đó cần giữ cho bát hương không được uế tạp. Người xưa quan niệm rằng, bát hương là vật linh thiêng nhất trên bàn thờ của mỗi gia đình, là biểu hiện của cõi tâm linh. Đó là nơi con cháu hướng lòng tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần linh cai quản ở mảnh đất của gia đình... nhằm cầu mong sự an lành, bình yên. Mỗi khi gia chủ thắp một nén hương rồi cung kính cắm lên bát hương, cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương được thiết lập.

Giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc ai có thể tiến hành việc thay chân hương, chuyên gia Mai Văn Sinh cho rằng, ai cũng có thể sửa bát hương nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trụ cột trong gia đình (ông, cha, con trưởng). Phụ nữ rất ít khi làm việc này, ngay cả các sư nữ. Người thực hiện không nên là người ốm yếu hoặc không có tín tâm việc này.

Nếu gia đình nào muốn thay bát hương mới thì thực hiện từ sau Đông chí đến trước Tết Nguyên đán. Khi đó nên nhờ thầy đến giúp, nếu còn cốt bát hương thì lấy lại, nếu không còn thì nhờ thầy viết cho. Tuy nhiên, cần mua bát hương sao cho phù hợp với bàn thờ, đốt rơm nếp lấy tro và cho vào bát hương, giã gừng tươi hòa một chút rượu trắng, lấy cành tre hoặc bông hoa nhúng vào bát nước gừng sau đó vẩy vào bát hương để tẩy uế. Ngày, giờ đẹp bốc mới bát hương sẽ tùy thuộc theo tuổi của từng gia chủ và do các thầy bốc bát hương tính.

Trong bát hương có những gì?

Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:

- Tờ hiệu viết tên người được thờ (Nếu là thần linh thường được viết là “Cung thỉnh chư vị thần linh giáng nhập lô nhang”; nếu là Tổ cô hoặc Ông mãnh sẽ được viết là “Cung thỉnh Tổ cô (Tổ mãnh” an vị lô nhang”). Tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ, có bán kèm theo bát hương. Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Một bát hương thờ nhiều người thì ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm tờ hiệu khác đều được.

- Bộ Thất phật hoặc Thất bảo (là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng như: Vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu để bát hương có trường năng lượng, linh khí, giúp con cháu có sức khỏe, làm ăn phát tài lộc. Ngày nay Thất bảo thường làm đồ giả bán kèm theo bát hương, không có giá trị. Có khi chỉ là một bao giấy, bên trong có một số mảnh giấy kim tuyến có màu khác nhau, mang tính tượng trưng cho 7 thứ quý.Ngoài việc đặt Thất bảo, các thầy thường yêu cầu gia chủ đặt một tờ tiền dương màu đỏ vào trong bát hương (Trước thường dùng tờ 200 – 500 đồng nhưng ngày nay tiền bị mất giá nên thường dùng tờ tiền 50.000 đồng hoặc 200.000 đồng). Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt dưới đáy bát hương.

Chuyên gia phong thủyMai Văn Sinh

Xem thêm:  Tân trang bàn thờ gia tiên ngày Tết (1): Giữ lại hay tỉa chân hương cho có lộc?

Tin tài trợ | BIGBB "Mừng rơi nước mắt" vì con đã hết biếng ăn, ốm vặt liên miên!.
Được 9 tháng, bé Linh Chi đã ốm triền miên, khi viêm họng, lúc viêm tai, lại không chịu ăn uống nên rất gầy yếu. Chị Lanh có lúc tưởng chừng...
Tin tài trợ | Bảo Vị An Bí quyết chữa trị viêm xung huyết hang vị, dạ dày.
Chia sẻ “bất ngờ” của chị Xuân Anh (Hồ Chí Minh) về cách “đơn giản” để thoát đau đớn đến mất ăn, mất ngủ vì viêm xung huyết hang vị dạ dày.
Tin tài trợ | Bài thuốc hay từ đông y Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả bằng bài thuốc nam bí truyền.
Với bài thuốc nam bí truyền bốn đời, lương y Nguyễn Thị Hiền - trú tại xóm Đình - thôn Phú Vinh - xã An Khánh - Hoài Đức - Hà Nội đã giúp...

Nguồn tin: eva.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây