Sau khi thay chậu có 3 việc nên làm, người làm vườn lâu năm sẽ không nói cho bạn biết
- Thứ bảy - 06/08/2022 15:01
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Trồng cây xanh trong nhà có thể góp phần loại bỏ được những khí độc hại, lọc bớt bụi mịn trong không khí. Một số cây cảnh có cơ chế sinh học ngược hấp thụ cacbonic và cung cấp oxy cả ngày lẫn đêm cho con người, cải thiện giấc ngủ cho chúng ta.
Cây cảnh đặt trong nhà sẽ có cách chăm sóc khác với cây cảnh đặt ngoài trời hay trồng trong đất vườn. Bởi các yếu tố như ánh sáng, độ ẩm sẽ khác nhau, vì vậy việc chăm sóc cây cảnh trong nhà cũng sẽ cầu kỳ hơn. Nhiều người rất thích trồng cây trong nhà nhưng thường không hiểu lý do vì sao cây chậm phát triển, thậm chí là héo và chết dần. Lúc này hãy xem lại chậu cây đã bao lâu rồi bạn chưa thay mới.
1. Tại sao cần thay chậu cho cây
Khi cây cảnh lớn lên, rễ phát triển mạnh thì chậu cảnh hiện tại không thể đáp ứng được nhu cầu sinh trưởng phát triển của cây cần phải trồng cây trong chậu có kích thước lớn hơn.
Ngoài ra trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh, bộ rễ không ngừng hấp thụ các thành phần dinh dưỡng trong đất trồng. Ngoài ra, việc tưới nước hoặc bị mưa ướt thường xuyên, khiến cho lượng phân bón hữu cơ trong đất trồng bị thất thoát, từ đó khiến cho đất trong chậu bị chặt cứng, tính thẩm thấu kém.
Hay nói cách khác, sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất trồng, tính chất vật lý của đất trồng kém đi, sẽ bất lợi cho cây cảnh tiếp tục sinh trưởng phát triển. Lúc đó, cần phải tiến hành thay đất. Đặc biệt, nếu rễ cây mắc sâu bệnh, hoặc phát hiện trong đất trồng có giun thì cần phải lập tức thay chậu cho cây.
2. Những điểm cần lưu ý khi thay chậu cho cây
- Chậu mới cần phải phơi khô, chậu cũ cần phải sát khuẩn
Đối với chậu mới, trước khi sử dụng để trồng cây, cần phải ngâm vào trong nước sạch khoảng 1 ngày 1 đêm, rửa sạch, phơi khô rồi mới sử dụng.
Đối với chậu cảnh cũ, trước khi sử dụng phải diệt khuẩn, khử độc, để đề phòng trường hợp trong chậu có mầm bệnh, trứng của côn trùng, sâu bệnh. Lấy hết đất khỏi chậu cũ, đem chậu ra phơi nắng để sát khuẩn, trước khi sử dụng cần phải cọ rửa sạch trong lẫn ngoài, để loại bỏ trứng giun, sán, côn trùng, trong trường hợp cần thiết có thể phun xịt thuốc để khử độc.
- Độn thêm xỉ than hoặc sỏi
Trước khi trồng cây vào trong chậu, cần sử dụng mảnh sành hoặc mảnh ngói nhỏ đặt lên một nửa lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu, rồi dùng một mảnh khác đặt nghiêng lên trên mảnh trước, mục đích là để cho lỗ thoát nước “bị che mà không bị tắc”. Trong trường hợp trời mưa hoặc tưới nước quá nhiều, thì lượng nước dư thừa sẽ chảy ra ngoài qua khe hở giữa các mảnh sành, từ đó ngăn ngừa được những vấn đề do chậu bị úng nước ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.
Đối với những loại cây cảnh như lan quân tử, tulip, các loại hoa lan rễ mọng nước…thì đáy chậu cần độn thêm xỉ than hoặc sỏi, tiếp đến trải một lớp cát hạt to, cuối cùng mới trải đất trồng lên trên cùng. Mục đích là làm tăng tính thoáng khí và khả năng thoát nước của đất trồng, đồng thời giúp cho rễ cây có không gian để tự do phát triển.
- Tưới thậm đẫm khi thay chậu
Sau khi thay chậu, cần phải tưới đủ nước, để cho rễ. cây và đất tiếp xúc tốt với nhau. Nhưng sau đó không nên tưới quá nhiều nước. Vì sau khi thay chậu, phần lớn rễ cây đều bị tổn thương ở những mức độ khác nhau, lượng nước mà rễ hấp thụ giảm rõ rệt, đặc biệt là đối với những cây cảnh bị cắt tỉa rễ. Tưới nước quá nhiều sẽ khiến cho rễ cây bị thối tại vị trí bị cắt.
Sau khi cây mọc rễ mới, có thể tăng lượng nước tưới. Cũng cần lưu ý, sau khi mới thay chậu, cũng không được để đất quá khô. Nếu không, cây rất dễ bị chết khô. Sau khi thay chậu, để giảm bớt hơi nước bị thoát qua lá cây, thì ban đầu nên để cây ở nơi râm mát, sau đó mới dần dần đưa cây ra ngoài sáng.
Nguồn: https://arttimes.vn/gia-dinh/sau-khi-thay-chau-co-3-viec-nen-lam-nguoi-lam-vuon-lau-nam...
Nhà - Vườn