Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Hoá ra cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có khoảng hở vì những lý do bất ngờ này

Hoá ra cửa nhà vệ sinh công cộng luôn có khoảng hở vì những lý do bất ngờ này
Chắc chắn sẽ có những lý do bất ngờ mà bạn khó có thể tưởng tượng nổi.

Ở những nơi công cộng, nhất là chốn công sở đông người, các phòng toilet thường được thiết kế sát vách nhau, để ý kỹ bạn sẽ thấy, bất cứ phòng nào cũng có khoảng trống dưới cửa nhà vệ sinh. Liệu đó là ý tưởng ngẫu nhiên của người thi công, hay còn lý do đặc biệt nào khác?

1. Tạo cảm giác "vội vã" hơn

Khi đi vệ sinh, hầu hết mọi người có xu hướng ngồi lâu kiểu "dề dà" hơn trong những phòng có cửa kín mít bởi nó bị tách biệt khỏi những ồn ào bên ngoài, khiến người ta thấy “tự do” hơn, thậm chí có người còn tranh thủ “buôn dưa lê”, lướt mạng chán chê trong đó.

Ở những nơi đông người thì tình trạng quá tải hay phải chờ đợi để đi vệ sinh là chuyện thường ngày. Chính vì lý do này, mà khoảng trống ở phía dưới cửa nhà vệ sinh sẽ khiến người dùng cảm thấy vội vã hơn, nhanh chóng hơn khi không còn “tự do một mình” và biết có nhiều người đợi chờ ở bên ngoài.

2. "Cứu nguy" khi hết giấy 

Chắc hẳn không ít người đã gặp phải tình cảnh "éo le" này khi đang đi vệ sinh đến lúc "cao trào" thì... hết giấy. Đừng vội lo lắng, hãy nhờ người ở phòng bên cạnh hoặc ở ngoài chuyển giấy cho bạn. Lúc này thì khoảng trống phía dưới cánh cửa hay vách phòng vệ sinh sẽ phát huy được công dụng.

 

Khi hết giấy thì khoảng trống dưới cánh cửa hay vách phòng vệ sinh sẽ giúp bạn nhận được giấy "cứu trợ" từ người khác. (Ảnh minh họa)

3. Tránh ám mùi lâu trong phòng

Sẽ thật là “kinh khủng” khi bạn bước vào nhà vệ sinh mà mùi của người khác vẫn còn nồng nặc trong đó. Vì thế, khoảng trống dưới cửa sẽ giúp mùi hôi tỏa dần, không ám lại trong phòng, khiến người đi sau “dễ thở” hơn.

4. Đề phòng trường hợp khẩn cấp

Chẳng may nếu bạn bị kẹt lại trong nhà vệ sinh vì lý do nào đó, thì bạn có thể chui ra ngoài qua khe cửa. Hoặc nếu có người gặp nạn bị ngã ra bên trong, thì người khác sẽ dễ dàng phá hiện ra và cứu giúp kịp thời.

5. Tiết kiệm chi phí

Đây chính là lý do thực tế nhất, bởi việc lắp một cánh cửa dài hơn sẽ tốn nhiều chi phí và công sức hơn. Không những thế, những cánh cửa ngắn sẽ giúp sàn nhà hay góc dưới cùng của cánh cửa bớt bị xước do kéo ra kéo vào nhiều lần.  

6. Dễ dàng kiểm tra phòng trống

Khi bạn bối rối không biết một phòng nào đó có người dùng hay chưa vì cửa đã đóng kín, thì chỉ cần nghiêng người ngó một chút qua khe trống, bạn sẽ có ngay câu trả lời mà không cần gõ cửa hỏi thăm.

 

Chỉ cần nghiêng người ngó một chút qua khe trống là bạn có thể biết phòng vệ sinh đó có người hay chưa. (Ảnh minh họa)

7. Ngăn chặn những hành vi tiêu cực

Nghe có vẻ ngược đời, nhưng đối với những nơi “riêng tư” chốn công cộng (như phòng vệ sinh, nhà tắm,…) thì càng bớt riêng tư, càng ngăn chặn được những hành vi tiêu cực như làm “chuyện ấy”, ẩu đả dẫn đến bị thương,… hay thậm chí những hành vi bất hợp pháp như sử dụng ma túy, hút chích,…

8. Lau dọn dễ dàng, tránh mốc hỏng cửa

Khe trống dưới cánh cửa sẽ giúp nước trong nhà vệ sinh thoát ra dễ dàng hơn so với thiết kế cánh cửa kín mít, tránh làm sàn trơn trượt, dễ lau dọn và nước cũng sẽ không đọng lại khiến cửa bị mốc hay hỏng.

Giờ thì bạn đã hiểu lý do vì sao lại có khoảng trống phía dưới cánh cửa hay vách phòng vệ sinh rồi chứ?

Theo Cẩm Nhung (Theo Ranker) (Khám phá)
Tin tài trợ | BigBB Plus Cách mẹ dược sĩ trị chứng ho, sổ mũi cực chuẩn cho con.
Chị Lê Trần Thị Thúy Phương giờ đây mãn nguyện nhìn hai đứa con khỏe mạnh, hoạt bát.
Tin tài trợ | Detoxgreen Phương pháp thải độc tế bào "gây sốt" đang được Ôc Thanh Vân, Thúy Hạnh quan tâm.
Môi trường sống ô nhiễm cùng với thực phẩm bẩn, khói bụi xe cộ khiến chúng ta đang ngày càng quan tâm tới rèn luyện sức khỏe để phòng tránh...
Tin tài trợ | Cumargold Những dòng tâm sự rơi nước mắt về hành trình hồi phục sắc đẹp sau sinh.
Hai năm chăm mẹ bệnh nặng, cũng từng ấy thời gian bận bịu con thơ, sức khỏe và da dẻ xanh sạm đi, chẳng ai nghĩ tôi lúc ấy là người phụ nữ...

Nguồn tin: eva.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây