Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Gừng bị khô sau khi để lâu? Làm cách này dù để bao lâu cũng tươi mới còn đẻ thêm

Gừng bị khô sau khi để lâu? Làm cách này dù để bao lâu cũng tươi mới còn đẻ thêm
Nếu để chậu gừng nơi bóng râm thì củ sẽ nhỏ và ít, nên để nơi có thời gian chiếu sáng từ 5-6h thì cho củ nhiều hơn.

Gừng tươi là một thứ gia vị tuyệt vời trong xào nấu các món ăn, đồng thời còn được đánh giá là một trong những loại “thần dược tại gia” để khắc phục một số bệnh. Tuy nhiên gừng là loại thân mọng, có nước nên khó bảo quản hơn tỏi hay hành. Nhiều người than phiền rằng gừng mua về chưa kịp dùng hết đã hỏng, đấy là do bạn chưa biết tới cách sau đây, đảm bảo gừng luôn tươi, còn đẻ thêm nhiều nhánh.

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu

Dùng củ gừng đã có sẵn.

Lưu ý lúc mua nên chọn giống từ củ gừng nhỏ (gừng sẻ, gừng dé) không chọn loại củ to, vì củ nhỏ có vị cay thơm hơn và cây gừng có chiều cao vừa phải không bị gãy lá, bẻ lấy một phần củ (gừng già) còn tươi cỡ 3 ngón tay, xong để chờ khô mặt mới đem giâm vào chậu.

Bước 2: Ngâm gừng bằng nước ấm, để qua đêm.

Bước 3: Chọn chậu và đất trồng gừng

Chọn chậu nhựa hay chậu sành có kích thước cao khoảng 35-40 cm, rộng 30-35 cm. Gừng thích hợp đất tơi xốp, nhiều mùn và thoát nước tốt, vì thế có thể trộn đất sạch và đất dinh dưỡng theo tỷ lệ 2:1, hoặc trộn trấu sống, tro trấu, phân trùn quế theo tỷ lệ 1:2:1.

Bước 4: Trồng ngay dưới bề mặt của đất, khoảng cách giữa các miếng gừng phải đều nhau.

Bước 5: Đặt chậu ở những nơi có ánh sáng với nhiệt độ khoảng 24-290C. Nhiệt độ thấp hơn sẽ làm hạn chế sự tăng trưởng của cây, bởi lẽ gừng là thực vật thuộc xứ sở Châu Á nóng nực.

Bước 6: Tưới nước nhẹ 2-3 lần/ngày đủ ẩm, tránh chôn sâu củ gừng giống sẽ bị úng nước, dễ thối củ. Sau 20 ngày củ gừng sẽ ra mầm. Khi cây gừng ra nhiều lá thì tưới đẫm một ngày một lần. 

Bước 7: Trong thời gian khoảng 10 - 12 tháng, cây sẽ bước vào giai đoạn trưởng thành, cao từ 0,6 - 1,2 m. 

Bước 8:

Đào những mầm mới lên. Chúng mọc ngay phía trước của cây chính và bạn có thể hoặc trồng lại chúng ở một nơi khác (chúng sẽ lại mọc rễ mới) hoặc lấy chúng vào để sử dụng.

Lưu ý khi chăm sóc gừng:

Nếu để chậu gừng nơi bóng râm thì củ sẽ nhỏ và ít, nên để nơi có thời gian chiếu sáng từ 5-6h thì cho củ nhiều hơn. Tuy nhiên cây gừng cũng có thể sinh trưởng tốt nơi có nhiều ánh sáng nhưng lá bị nhạt màu hơn.

Trong quá trình sinh trưởng, củ gừng có xu hướng nhô lên trên, khi thấy lồi củ thì bón lên một lớp đất hỗn hợp dầy 3-4 cm. Khoảng 7-8 tháng cây gừng sẽ già, lá sẽ héo vàng và rụng đi. Lúc này không cần tưới nước, củ gừng đã đủ thời gian thu hoạch sử dụng hay làm hom giống cho kỳ sau (củ gừng đã già). 

Nếu muốn sử dụng củ gừng thì cây được 5-6 tháng là có thể đào lấy củ. Khi đào phải nhẹ tay tránh làm đứt rễ, trầy củ, tạo vết thương khiến sâu bệnh dễ xâm nhập.

Vì trồng gừng tại nhà nên hạn chế dùng thuốc BVTV, thường xuyên nhổ sạch cỏ dại, bón thêm đất phân trên mặt chậu kịp thời, tưới nước đầy đủ là cây gừng sẽ luôn xanh tốt.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/gung-bi-kho-sau-khi-de-lau-lam-cach-nay-du-de-bao-lau...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/gung-bi-kho-sau-khi-de-lau-lam-cach-nay-du-de-bao-lau-cung-tuoi-moi-con-de-them-d278630.html

Có 4 loại cây không nên trồng trong khách, nó dễ khiến gia đình tiêu hao tài lộc
Tốt nhất không nên trồng các loại hoa, cây cảnh có gai ở phòng khách.
Bấm xem >>
Theo Nhật Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây