Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Chia sẻ từ nghệ nhân trồng hoa lan Nguyễn Minh Quân về kỹ thuật tách ki

Chia sẻ từ nghệ nhân trồng hoa lan Nguyễn Minh Quân về kỹ thuật tách ki
Anh Nguyễn Minh Quân không ngần ngại chia sẻ các bí quyết chăm sóc hoa lan của mình cho mọi người. Một trong số những vấn đề người trồng lan cực kỳ chú trọng đó là cách trồng hoa lan sau khi tách ki. Theo anh, kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo và tính cẩn thận đến từng chi tiết của người trồng hoa.

Tách ki hoa lan là gì?

Tác ki hoa lan hay còn gọi là tác chiết, đây là kỹ thuật nhằm tác cây lan từ một chậu, một gốc ra thành một hoặc một số gốc khác. Việc làm này thường diễn ra khi mà cả chậu lan hoặc thân cây đã phát triển cao ngoài mức cho phép, mật độ gốc cây dày đặc trong chậu.

Nếu không tách chiết, thì cây rất khó phát triển, khó nở hoa cũng như làm cho người chăm sóc vất vả. Bên cạnh đó, tách ki ra cũng là cách để nghệ nhân trồng hoa lan như anh Nguyễn Minh Quân có thêm gốc mới, mở rộng kinh doanh, tăng thu nhập. Điều quan trọng nhất là phải nắm rõ được kỹ thuật tách chiết, trồng hoa lan sau đó.

Lưu ý khi trồng trong chậu

Muốn lan sau khi tách chiết có thể sống được trong chậu phải dùng chậu đã được nung chín. Tùy vào giống hoa mà người trồng chọn loại chậu có kích thước phù hợp với chiều cao của cây lan sau khi lớn. Các chậu trồng lan phải có lỗ để thoát khí, thoát nước, giúp rễ cây phát triển tốt.

Cây lan tách chiết sau khi trồng vào chậu cần phải để ở nơi mát mẻ, tránh ánh nắng mặt trời quá gay gắt. Duy trì độ ẩm cho gốc lan mới này đến khi chúng mọc rễ non. Theo anh Quân thì chúng ta tuyệt đối không được đào bới để kiểm tra gốc cấy, điều đó sẽ làm lan đứt rễ và chết.

Kỹ thuật trồng ghép trên cây

Anh Quân chia sẻ: “Với kỹ thuật trồng hoa này chúng ta phải biết cách ước lượng nguồn ánh sáng chiếu vào cành chiết. Cắt tỉa lá cây ở cây chủ sao cho ánh sáng chiếu vào tự nhiên nhất, hiệu quả hơn hẳn khi để cây lan hướng về phía Đông đón ánh sáng ban mai.”

Kỹ thuật trồng ghép trên cây đó mô phỏng lại cách mà hoa lan sinh trưởng trong môi trường tự nhiên. Tương tự như trồng trong chậu, mọi người phải chăm sóc cẩn thận, cấp ẩm cho gốc cây để chúng mọc rễ.

Chiết cành lan trồng trong xơ dừa

Một trong những kỹ thuật tách ki hoa lan vô cùng quen thuộc đó là trồng với xơ dừa. Phương pháp này chỉ phù hợp với các loại lan cắt cành như là dendrobium, oncidium… Xơ dừa khô xẻ ra thành từng mảnh và sắp xếp sát nhau, ề lưng quay xuống, bề ruột lõm quay lên trên. Giữ chặt chúng bằng 2 hàng nẹp tre ở hai bên và dùng cọc tre làm cọc cho thân lan dựa dẫm.

Buộc thân cây lan vào cọc trụ đó, phần gốc sát với xơ dừa, tưới nước vừa đủ để cây lan có thể mọc rễ. Như vậy chúng ta đã nhân giống thành công bằng kỹ thuật cực kỳ đơn giản.

Anh Nguyễn Minh Quân , sinh năm 1990 quê tại Đồng Nai đã mất rất nhiều năm mới có thể thành công trong lĩnh vực này. Vì thế, dù bạn có thất bại 1, 2 lần cũng là chuyện hết sức bình thường. Anh Quân nói: “Tôi cũng từng có thời gian đầu rất khó khăn về việc chọn giống chuẩn, giống khoẻ, cách chăm sóc cây và nguồn ra cho sản phẩm, đã có những lúc trồng cây bị hư bị thối, cây ko lớn được và bị sai cây nữa. Nhưng dần dần mình học cách chăm sóc cây, chọn những vườn uy tín để lấy giống”.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/chia-se-tu-nghe-nhan-trong-hoa-lan-nguyen-minh-quan-v...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/chia-se-tu-nghe-nhan-trong-hoa-lan-nguyen-minh-quan-ve-ky-thuat-tach-ki-d268166.html

(thoidaiplus.giadinh.net.vn).
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây