Tin Tức Cập Nhật

https://baotiepthi.com


Cây Quế: Hình ảnh, đặc điểm, tác dụng và cách trồng tốt nhất

Cây Quế: Hình ảnh, đặc điểm, tác dụng và cách trồng tốt nhất
Cây Quế là loài cây vô cùng phổ biến ở nước ta. Chúng có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và có giá trị kinh tế cao. Cùng tìm hiểu đặc điểm cũng như cách trồng cây Quế trong vườn nhà ngay sau đây.
Mục Lục
Nguồn gốc, đặc điểm của cây Quế
Một số giống cây Quế phổ biến trên thế giới hiện nay
Công dụng của cây Quế trong đời sống
Cách trồng cây Quế và chăm sóc đúng kỹ thuật

Nguồn gốc, đặc điểm của cây Quế

Cây Quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia Presl, là loài thực vật thuộc họ Long Não (Lauraceae). Cây Quế còn được dân gian ta gọi bằng nhiều tên gọi khác như Quế Thanh, Quế đơn, Quế Ngọc Thụ, Nhục Quế,... Đây là loài cây vô cùng phổ biến với người dân nước ta và là loài cây có giá trị kinh tế cao, được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày của con người.

Cây Quế là loại cây được biết đến lâu đời nhất, thậm chí là từ hàng ngàn năm về trước, khi mà người Trung Quốc tìm ra loại cây này và mang đi khắp thế giới thông qua con đường tơ lụa, giao thương khác nhau,... Hiện nay, trên thế giới thì cây Quế xuất hiện nhiều tại Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Hoa Kỳ, Nam Mỹ và nhiều nước khác,.... còn ở nước ta, cây Quế được phân bố rộng rãi trên hầu hết các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, bạn đi đến đâu cũng đều có thể bắt gặp loài cây độc đáo này.

Hình ảnh cây Quế

Một số đặc điểm thực vật của cây Quế có thể bạn chưa biết đến như sau:

- Cây Quế là loài cây thân gỗ, sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 5-15m, đường kính thân cây từ 30-40cm.

- Tán lá của cây Quế rậm rạp, lá cây có dạng hình trứng, lá mọc đơn, mặt trên của lá màu xanh đậm, có các gân song song với nhau. Mặt dưới lá màu xanh nhạt có các gân chạy nổi.

- Vỏ cây Quế sần sùi, có mùi thơm, nứt theo chiều dọc và được người dân thu hoạch là chủ yếu.

- Hoa Quế khi nở thường mọc thành chùm, có màu vàng nhạt hoặc trắng, mọc ở đầu cành, kích thước nhỏ.

- Quả Quế hình thành khi mùa hoa trôi qua, khi còn non thì quả có màu xanh nhạt, khi đã chín thì quả sẽ có màu hơi tím hoặc tím than. Bên trong quả có chứa một hạt dài từ 1-2cm, hạt này có thể dùng làm hạt giống trồng cây Quế tiếp theo.

Một số giống cây Quế phổ biến trên thế giới hiện nay

1. Giống cây Quế Trung Quốc

Là giống cây Quế phổ biến nhất toàn thế giới hiện nay, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Giống cây này cao từ 10-15m, lá rất dài, gân lá nhỏ, hoa nở thành chùm. Giống cây Quế này cũng được trồng nhiều ở nước ta, chủ yếu là ở các tỉnh thành phía Bắc. Người dân thu hoạch chúng để làm gia vị thức ăn, hoặc làm dược liệu. Tùy theo vùng trồng mà chất lượng của Quế có thể sẽ khác nhau.

2. Giống cây Quế Thanh

Là giống cây Quế được trồng nhiều tại Việt Nam bên cạnh giống cây Trung Quốc. Cây có chiều cao từ 15-20m, lá hình bầu dục, thuôn dài, hoa mọc thành chùm, quả có hình tròn màu nâu tím. Loại Quế này có giá trị rất cao trong y học và được thu hoạch rất nhiều để phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm và hóa chất.

3. Giống cây Quế Sri Lanka

Là giống cây Quế xuất hiện nhiều tại Sri Lanka, có chiều cao lớn từ 15-20m. Lá cây dài, hình bầu dục, mọc đối xứng, hoa nở thành chùm trên đầu ngọn. Ở nước ta, khu vực miền Trung là trồng nhiều giống Quế này. Tuy nhiên giống cây Quế Sri Lanka cho năng suất thu hoạch thấp, ít tinh dầu nên không được phổ biến để thu hoạch phục vụ các ngành công nghiệp mà chủ yếu chúng được trồng mọc hoang để người dân sử dụng hàng ngày.

Công dụng của cây Quế trong đời sống

1. Dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm

Vỏ, lá của cây Quế được thu hoạch nhiều để phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Quế có vị ngọt, hơi cay, khi nghiền nhỏ thành bột có thể dùng làm gia vị chế biến món ăn để tạo mùi hương quyến rũ, xua tan vị tanh nồng của thực phẩm.

2. Dùng làm thuốc chữa bệnh

Trong Đông y, cây Quế có tính nóng, vị cay, ấm cho nên được sử dụng để làm thuốc chữa các chứng bệnh về đau bụng, tiêu chảy, tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra Quế còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa oxy hóa cơ thể,.... Thành phần hóa học trong Quế có thể kể đến như sau: Các acid amin, nhựa, gôm, đường, tinh dầu, protein, canxi oxalate, p-sitosterol, acid gallic, cholin, acid cinnamic, coumarin, dẫn chất của flavonoid, procyanidin,…

Tinh dầu chiết xuất từ cây Quế có thể được sử dụng để làm thuốc xoa bóp cho con người, nhất là vết thương bầm tím, đánh gió khi cơ thể bị cảm lạnh hoặc giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu, tăng cường sức tập trung khi làm việc.

Quế có rất nhiều công dụng trong đời sống

3. Công dụng khác

Quế trong công nghiệp được khai thác vỏ triệt để để trích lấy tinh dầu sử dụng trong ngành mỹ phẩm hoặc công nghiệp chế biến thực phẩm,... Do đó mà chúng có giá trị kinh tế rất cao, được trồng nhiều để thu hoạch rộng rãi.

Cách trồng cây Quế và chăm sóc đúng kỹ thuật

1. Phương pháp trồng

Cây Quế có thể được trồng thông qua việc gieo hạt giống hoặc giâm, chiết cành. Tuy nhiên qua nhiều thử nghiệm cho thấy, việc chiết cành hoặc giâm cành sẽ khiến cây Quế thu được năng suất thấp, cây phát triển chậm và kích thước nhỏ. Do đó mà người ta thường lựa chọn việc gieo bằng hạt giống để trồng cây Quế, mặc dù sẽ tốn thời gian, công sức chăm bẵm ngay từ đầu.

Khi lấy hạt giống, nên lấy từ các cây giống lâu năm xanh tốt và khỏe mạnh. Nhờ vậy mà hạt giống sẽ khỏe, không bị lép, bệnh và có thể sinh trưởng tốt. Hạt giống của cây Quế là thức ăn ưa thích của một số loài chim và động vật như chuột, sóc. Vậy nên bạn cần có sự bảo quản hạt giống phù hợp để phục vụ việc gieo trồng được tốt nhất.

2. Đất trồng

Cây Quế chỉ phù hợp trồng trên các loại đất thịt pha cát, có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước tốt. Bạn không nên lựa chọn đất phù sa để trồng cây Quế bởi chúng không tương thích, có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra, trước khi trồng, bạn nên bón lót phân hữu cơ khoảng 3-4kg/m2 đất để cải thiện dinh dưỡng cho đất trồng.

3. Kỹ thuật trồng

Hạt giống trước khi trồng phải được xử lý đúng cách. Hãy đem hạt giống ngâm trong dung dịch kích thích sinh trưởng hoặc ngâm trong nước ấm trong vòng 24 tiếng. Sau đó vớt hạt ra để nơi khô ráo trước khi trồng.

Ở trên luống đất, gieo hạt giống cách nhau từ 4-5cm, sau đó vùi lấp đất cao khoảng 2-3cm, cuối cùng phủ một lớp rơm rạ lên trên và tưới nước nhẹ để dưỡng ẩm.

Vào giai đoạn đầu, nên tưới thường xuyên hàng ngày để giữ ẩm cho đất. Sau từ 2-3 tuần thì hạt sẽ nảy mầm, lúc đó bạn hãy bỏ hết rơm rạ, thiết lập giàn che cho cây để tránh ánh sáng Mặt Trời quá mạnh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của cây non.

Cây Quế là loài cây có giá trị kinh tế cao nếu trồng và chăm sóc đúng cách

4. Bón phân

Tiến hành bón thúc định kỳ 2 lần/năm cho cây Quế để chúng có thể sinh trưởng tốt nhất. Nếu cây vẫn còi và yếu, có thể bón thêm phân đạm sunfat để cải thiện sức khỏe cho cây.

5. Tưới nước

Khi cây Quế đã phát triển, bạn chỉ nên tưới định kỳ 2-3 lần/tuần đủ để dưỡng ẩm cho đất là được. Vào mùa mưa thì hạn chế tưới tránh làm ngập úng rễ cây, từ đó có thể khiến cây bị chết.

6. Diệt cỏ, ngừa sâu bệnh

Khi cây bắt đầu cao lớn và phát triển, bạn cần diệt sạch cỏ dại, cây dây leo hoặc cây bụi xâm lấn xung quanh cây Quế để tránh chúng hút hết dinh dưỡng của cây Quế. Ngoài ra, cần cẩn trọng với một số côn trùng và sâu bệnh tấn công cây bằng các biện pháp như phun thuốc diệt sâu bệnh.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cay-que-hinh-anh-dac-diem-tac-dung-va-cach-trong-tot-...Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/cay-que-hinh-anh-dac-diem-tac-dung-va-cach-trong-tot-nhat-d279102.html

Bất ngờ với 6 công dụng hữu ích của bia trong ngôi nhà của bạn
Đừng bỏ phí bia thừa sau mỗi cuộc liên hoan, hãy tận dụng chúng để làm những việc có ích cho gia đình bạn.
Bấm xem >>

Mẹo vặt gia đình

Theo Nhật Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây