Khi các thương hiệu thời trang dính “phốt” phân biệt chủng tộc
- Thứ tư - 10/01/2018 02:07
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Phân biệt chủng tộc là vấn đề nhạy cảm nhưng thời trang lại thường xuyên vấp phải
Nổi tiếng khắp thế giới, doanh thu cả tỷ đô, song không ít thương hiệu thời trang vẫn lao đao vì dính tới vấn đề cực kỳ nhạy cảm: phân biệt chủng tộc.
Dưới đây là những vụ lùm xùm liên quan tới vấn đề phân biệt chủng tộc mà một vài thương hiệu thời trang, không biết do vô tình hay cố ý, đã dính dáng tới trong thời gian vài năm trở lại đây:
H&M và chiếc áo nỉ tai tiếng
Thương hiệu thời trang nhanh được hàng triệu người tin dùng H&M vừa gây nên làn sóng phẫn nộ sau khi hãng cho đăng tải hình ảnh về sản phẩm mới trên trang bán lẻ dành cho khu vực Anh quốc.
Cụ thể, sản phẩm khiến dư luận dậy sóng là một chiếc áo nỉ dành cho bé trai có in dòng chữ “Coolest Monkey In The Jungle” (Tạm dịch: Chú khỉ ngầu nhất trong rừng) với người mẫu là một bé trai da đen. Trong khi với sản phẩm tương tự là chiếc áo màu cam cùng dòng chữ “Survival Expert” - Chuyên gia sinh vật học, người mẫu lại là một bé trai da trắng.
Không ít người cho rằng H&M đã động chạm đến mảng tối đau thương trong lịch sử nhân loại, khi mà những người da đen luôn bị khinh miệt và bị so sánh với loài khỉ. Dù người đại diện của H&M đã lên tiếng xin lỗi song vẫn chưa đủ khiến những cơn giận nguôi ngoai.
GAP để bé gái da da trắng tì tay lên đầu bé gái da màu
Cách đây hơn 1 năm, thương hiệu GAP phải gửi lời xin lỗi tới toàn thể người hâm mộ sau khi quảng cáo dành cho dòng sản phẩm mới của hãng bị nhiều người chỉ ra rằng đang thể hiện sự coi thường thấy rõ đối với người da màu.
Trong bức hình quảng cáo sản phẩm gồm 4 bé gái với slogan "Meet the kids who are proving that girls can do anything" (Tạm dịch: Gặp nhứng đứa trẻ chứng minh các bé gái có thể làm được mọi thứ), không rõ vô tình hay hữu ý, GAP lại để một bé gái da màu nhỏ bé đứng giữa một dàn mẫu là các bé gái da trắng.
Trong khi các bé gái da trắng bên cạnh làm đủ động tác thể hiện sự năng động, cười đùa vui vẻ, thì bé gái da màu lại chỉ đứng im, để một bé gái da trắng tì tay lên đầu. Nhiều người còn nói rằng họ có cảm giác ánh mắt của bé gái da màu thật tội nghiệp và đầy cam chịu.
Hàng loạt nhà mốt bị chỉ trích vì chỉ sử dụng mẫu da trắng
Naomi Campbell - một trong những siêu mẫu da màu hiếm hoi đạt đến đỉnh cao thành công trong làng thời trang thế giới từng công khai bày tỏ việc các cô người mẫu “tóc vàng, mắt xanh” luôn được ưu ái hơn những người như cô.
Năm 2013, nhà mốt Dior nhận không ít chỉ trích sau khi James Scully - giám đốc chuyên casting cho show diễn của các thương hiệu lừng danh lên tiếng về việc phân biệt chủng tộc rõ rệt trong làng mẫu. Cụ thể, các nhà mốt như Dior, Saint Laurent, Louis Vuitton hay Chanel không bao giờ sử dụng mẫu da màu để trình diễn cho các bộ sưu tập của họ. Hoặc nếu có, họ cũng chỉ làm cho có với số lượng mẫu da màu chỉ từ 1-2 người.
Và nếu bạn để ý, thì danh sách các siêu mẫu kiếm tiền nhiều nhất hàng năm cũng chẳng bao giờ có sự xuất hiện của một chân dài không-phải-da-trắng nào, bất kể là mẫu gầy hay mẫu ngoại cỡ đi chăng nữa.
Chiêm ngưỡng cả ngàn người mặc đồ lót trên phố quả là một trải nghiệm thú vị.